Phim hành động Hàn Quốc không những mãn nhãn về mặt kỹ xảo hình ảnh mà còn ẩn chứa những câu chuyện làm lay động cảm xúc của người … xem thêm…xem. Nếu bạn cực thích các diễn viên cũng như sự diễn xuất tài tình của đất nước Hàn Quốc nhưng lại ngán các bộ phim tình cảm sướt mướt hay gia đình dài tập thì hãy thử chuyển qua thể loại hành động Hàn Quốc mà Toplist giới thiệu ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Top 10 Phim hành động Hàn quốc hay nhất mọi thời đại
Man From Nowhere (2010)
The Man From Nowhere, bộ phim hành động đầu tay của đạo diễn Lee Jung-beom, hợp tác cùng nam tài tử Won Bin. Phim kể về Cha Tae Shik – ông chủ tiệm cầm đồ do Won Bin thủ vai. Câu chuyện được bắt đầu sau cái chết của người vợ đang mang thai, sát thủ chuyên nghiệp Cha Tae Shik quyết định rửa tay gác kiếm, lui về ở ẩn, người duy nhất trò chuyện cùng với anh chỉ có cô bé hàng xóm – So Mi. Tuy nhiên, mẹ của So Mi lại dính dáng đến một đường dây buôn ma túy, thế nên cô bé và mẹ đã bị bắt cóc để lấy nội tạng. Vì vậy, Cha Tae Shik buộc phải lao vào nguy hiểm để giải cứu So Mi. Nhưng Cha Tae Shik liệu có cứu được cô bé? Những nguy hiểm nào đang chờ đón anh? Với diễn xuất tài tình của Won Bin và diễn viên nhí Kim Shae Ron, tình bạn giữa Cha Tae Sik và Somi dù diễn ra trong một bối cảnh đầy bi kịch và u ám, vẫn mang lại cho người xem một cảm giác nhẹ nhàng, xúc động và chân thực.
The Man From Nowhere khai thác đề tài không quá mới mẻ, nhưng lại là một trong những vấn nạn gây nhức nhối bậc nhất với xã hội Hàn Quốc ở thời điểm bấy giờ: Buôn bán nội tạng. Thời điểm đó, thống kê cho thấy mỗi năm xứ Hàn có khoảng gần ba vạn người cần cấy ghép nội tạng, trong khi số lượng nội tạng hợp pháp được cung cấp chỉ chưa tới một phần mười. Rất nhiều người dân Hàn Quốc chọn giải pháp bán nội tạng để giải quyết những vấn đề liên quan tới cuộc sống. Và dĩ nhiên, các tổ chức tội phạm không bao giờ bỏ qua cơ hội kiếm được những khoản tiền khổng lồ, bằng cách “móc mắt, moi tim” bất cứ ai mà chúng có cơ hội tiếp cận và ra tay, trong đó nạn nhân phần lớn là trẻ em và phụ nữ. Có lẽ cũng chính nhờ việc khai thác chủ đề nóng như vậy mà The Man From Nowhere tạo ra được sức hút vô cùng lớn, bên cạnh sự xuất hiện của Won Bin.
No Tears for the Dead (2014)
Bộ phim kể về Gon (Jang Dong Gun) một người Mỹ gốc Hàn, một sát thủ sống và hoạt động ở Los Angeles. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, anh đã đi hơi xa: giết hàng chục mục tiêu và giết cả một cô bé, để cô nằm chết ở trên nền đất lạnh với một vết thương ứa ra từ tim. Sau lỗi lầm đó, Gon trở về nhà và muốn nhấn chìm sự ân hận của mình trong rượu, nhưng ông chủ buộc anh phải thực hiện nhiệm vụ cuối cùng trước khi về hưu. Tất cả những gì Gon phải làm là bay tới Hàn Quốc và giết mẹ của đứa trẻ. Tất nhiên, như mọi bộ phim Hàn quen thuộc, anh chẳng thể giết được bà mẹ xinh đẹp này, thậm chí còn trở thành thiên thần hộ mệnh cho nhân vật mà Kim Min Hee thủ vai. Theo chia sẻ của đạo diễn, bộ phim này được làm từ những hình ảnh đã đọng lại trong tâm trí ông trong suốt một thập kỷ: một sát thủ có lỗi và tìm cách chuộc lỗi với nạn nhân của mình.
Đây là bộ phim được coi là khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của phim hành động Hàn Quốc, với những cảnh hành động tuyệt đẹp nhưng vẫn có chiều sâu về cảm xúc. Chính vì vậy, người xem đã chờ đợi tới 4 năm cho bộ phim tiếp theo của đạo diễn Lee. Ngoài phong cách của đạo diễn, “No Tears for the Dead” thu hút sự quan tâm của công chúng vì có sự tham gia của hai tên tuổi Jang Dong Gun và Kim Min Hee. “Nước mắt sát thủ” một lần nữa thể hiện tài năng của đạo diễn Lee trong các cảnh hành động và ở nhiều điểm khác, từ quay phim, biên tập, âm thanh – tất cả đều được kết hợp để tạo nên một số cảnh đặc biệt ấn tượng. Những người hâm mộ những cảnh cận chiến bằng dao trong bộ phim gần đây nhất của Lee sẽ được thỏa mãn với những màn tương tự trong phim này, dù ngắn hơn một chút.
A Bittersweet Life (2005)
Ngọt đắng cuộc đời (Tên tiếng Anh: A Bittersweet Life) là một bộ phim hành động của điện ảnh Hàn Quốc, ra mắt năm 2005, được đạo diễn và biên kịch bởi Kim Jee-woon. Phim có sự tham gia diễn xuất của ngôi sao Lee Byung-hun trong vai nhân vật chính Sun-woo, tay sai trung thành của ông chủ Kang. Phim chính thức trình chiếu tại 265 rạp phim ở Hàn Quốc vào ngày 1 tháng 4 năm 2005. Bộ phim vào thời điểm đó đã có mức giá cao nhất khi quyền phân phối của nó đã được bán cho Nhật Bản 3.2 triệu USD. Nhờ những phản ứng tích cực từ khán giả và những lời khen từ các nhà chuyên môn đã đưa bộ phim đến với đỉnh cao của điện ảnh Hàn Quốc. Ngọt đắng cuộc đời đã thu hút 1,112,950 lượt khán giả tới rạp trên toàn quốc. Tác phẩm cũng được công chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2005.
Bộ phim kể về: Một gã tay sai tên Sun Woo sống cuộc đời khá nhàm chán, bề ngoài là quản lý khách sạn còn bên trong là tay chân đáng tin cậy của một tên trùm xã hội đen. Một ngày nọ Sun Woo được ông trùm giao cho nhiệm vụ khá nhẹ nhàng: theo dõi và chăm sóc cô bồ nhí của ông ta trong lúc ông trùm đi công tác Thượng Hải. Cô bồ nhí bị ông trùm nghi có nhân tình khác và Sun Woo được lệnh thủ tiêu cả cô nàng lẫn gã nhân tình trẻ tuổi nếu phát hiện đôi trẻ có hành động “vượt quá giới hạn”. Chuyện không có gì đáng nói nếu như trong giờ phút quyết định, Sun Woo lại yếu lòng và tha chết cho cô bồ nhí lẫn gã nhân tình của cô. Mọi chuyện bị ông trùm phát giác và Sun Woo, từ một tay chân tin cẩn đã trở thành mục tiêu truy đuổi của nhiều bè phái xã hội đen, sống một cuộc đời không bằng chết… Bắt đầu từ đây, bộ phim tái hiện các cuộc thanh trừng đẫm máu và cuối cùng là một cái kết tàn khốc dành cho tất cả…
The Good The Bad The Weird (2008)
Bộ phim The Good The Bad The Weird hay còn được dịch lại với cái tên Thiện, Ác, Quái là câu chuyện được lấy bối cảnh vào những năm thuộc thập niên 30 khi mà cả thế giới đang chìm trong hỗn loạn bởi lúc bấy giờ, bán đảo Triều Tiên rơi vào tay đế quốc Nhật khiến nhiều người đổ xô di cư đến vùng Manchuria, miền hoang mạc rộng lớn để sinh sống. Một vài người trong số họ, không còn cách nào khác, đã trở thành những tên cướp trên lưng ngựa để kiếm sống tại vùng đất hoang sơ cằn cỗi này. Tae-gu (The Weird – kẻ kỳ lạ) là một tên cướp, anh ta cướp một con tàu của đế quốc Nhật nhưng vụ việc không hề đơn giản như anh ta tưởng bởi bản đồ bí ẩn dẫn đến kho báu của Triều Thanh được chôn dấu ở một nơi nào đó trên Manchuria. Đặc biệt, bản đồ này cũng đã bị Chang-yi, một kẻ giết người máu lạnh (The Bad – kẻ xấu) truy đuổi. Liệu với bản đồ trong tay, ai sẽ là người tìm ra trước và cuộc đọ sức không cân sức này sẽ diễn biến ra sao?
Vượt qua mọi kỷ lục trong nước về kinh phí sản xuất, “The Good, The Bad, The Weird” là phim có kinh phí sản xuất lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc (17 triệu USD ). Diễn xuất của 3 diễn viên Jung Woo Sung (The Good – Thiện), Lee Byung Hun (The Bad – Ác) và Song Kang Ho (The Weird – Quái) – trong phim rất độc đáo. Những fan nữ xem phim này hãy chuẩn bị tinh thần: để chọn ra một người ưa thích nhất trong 3 diễn viên trên không dễ vì mỗi người một vẻ, vô cùng hấp dẫn. Bộ phim được công chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2008 và phát hành hữu hạn tại Mỹ vào 23 tháng 4 năm 2010, sau đó được chính phủ Đại Hàn Dân quốc liệt vào 100 tác phẩm điện ảnh phải lưu trữ cấp quốc gia vì đặc tính văn hóa – chính trị.
The Admiral (2014)
Đại thủy chiến là một phim Hàn Quốc 2014 của đạo diễn và đồng tác giả Kim Han-min và diễn viên Choi Min-sik. Phim The Admiral (2014) là bộ phim Hàn Quốc có doanh thu lớn nhất mọi thời đại và là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên đạt mức doanh thu hơn 100 triệu USD. Bộ phim ăn khách nhất Hàn Quốc năm 2011. Ông không chủ định phô bày kỹ xảo hoành tráng lên màn ảnh như các bom tấn Hollywood, mà thay vào đó, Kim Han Min cố gắng giữ mạch phim được liên tục bằng những cảnh quay chân thật và giàu cảm xúc. Bộ phim thu hút sự chú ý của khán giả, đặc biệt là những fan hâm mộ phim Hàn Quốc bởi sự góp mặt của một trong những ngôi sao điện ảnh hàng đầu xứ Kim Chi Choi Min-sik (Oldboy) và “ông hoàng phòng vé” Ryoo Seung Ryong.
Bộ phim đưa người xem trở lại những ngày cuối năm 1597 ở Triều Tiên, khi triều đại Joseon đang phải đối diện với cuộc xâm lược thứ hai của Nhật Bản. Đô đốc Yi Sun Sin, người từng góp phần mang lại chiến thắng trong cuộc chống xâm lược thứ nhất năm 1592, tiếp tục là người chỉ huy thuỷ quân trong cuộc chiến mới. Tuy nhiên, tình thế lúc này lại hết sức nguy cấp. Mới trước đó hai tháng, hải quân Nhật Bản vừa đánh bại quân đội Triều Tiên trong trận Chilchonryang và nguy cơ mất nước là rất cao. Trước nỗi sợ hãi và mất tinh thần của mọi người, triều đình hoang mang và ra lệnh cho ông giải tán thủy quân và phối hợp với bộ binh, Yi Sun-sin vẫn quyết tâm chiến đấu bảo vệ vùng biển và khiến mọi người biến sợ hãi thành sức mạnh…
Train to Busan (2016)
Bộ phim Train To Busan hay còn được biết đến với cái tên Chuyến Tàu Sinh Tử được lấy bối cảnh khi đất nước Hàn Quốc bị tấn công và đe dọa bởi một loại virus bí ẩn, có khả năng biến con người thành những xác sống không nhận thức, hung hãn và khát máu người. Những thành viên chính có mặt trên chuyến tàu từ Seoul đến Busan là một người cha cùng đứa con gái, hai vợ chồng chuẩn bị đón đứa con đầu lòng và một nhóm học sinh cấp 3. Khi đại dịch xác sống bất ngờ phát tán, họ không còn cách nào khác ngoài đối đầu với nó, những xác sống vô tri và cả sự ích kỉ của người còn sót lại trên tàu nhằm để bảo vệ những người thân yêu của mình. Hành trình 453km từ Seoul tới vùng an toàn Busan bỗng trở thành cuộc chiến khốc liệt để sinh tồn.
Train to Busan của đạo diễn kiêm biên kịch Yoen Sang Ho được xem là một lát cắt dụ ngôn về sự kiện trên, bằng cách nhân cách hóa zombie như một phần tính cách của đám đông con người khi đối diện với thảm họa. Một chuyến tàu từ Seoul tới Busan chứa hàng nghìn người, nổi bật trong đó có cha con Soek Woo, một cặp vợ chồng chuẩn bị có con, hai chị em già, một số học sinh cấp ba, thương gia, hành khất. Họ sẽ là những nhân vật chủ đạo trên chuyến tàu. Vào ngày hôm đó, cả Hàn Quốc bùng phát một loại virus bí ẩn biến con người thành zombie. Dịch bệnh mau chóng ran lộng lên chuyến tàu, chỉ cần một vết cắn và chỉ trong vài giờ đồng hồ. Chính cách đặt ra vấn đề đơn giản: chạy khỏi sự truy đổi của zombie và thu hẹp phạm vi: chỉ trên chuyến tàu đã khiến bộ phim chinh phục được khán giả ở cả thể loại phim giải trí, hành động và tâm lý.
Tìm hiểu thêm: Top 10 Phim về ngành y hay nhất
Oldboy (2005)
Oldboy kể về quá trình báo thù đẫm máu của Oh Dae Su với những kẻ đã bắt cóc và huỷ hoại cuộc đời của ông ta. Năm 1988, một người đàn ông có tên Oh Dae Su bị đưa vào đồn tạm giam vì đã uống say khướt và gây gổ với người khác. Sau khi được một người bạn bảo lãnh, Oh Dae Su đã biến mất mà không hề để lại dấu vết nào. Khi tỉnh dậy, ông phát hiện mình bị nhốt trong một căn phòng rẻ tiền, thứ duy nhất kết nối ông với thế giới bên ngoài chỉ là một chiếc TV cũ kĩ. Và từ đó, ông nghe tin vợ mình bị sát hại, đối tượng tình nghi lớn nhất lại là chính ông, đứa con gái duy nhất thì được nhận làm con nuôi tại Thuỵ Điển. Nỗi đau và căm thù lên đến cực hạn mà chẳng thể làm gì, ông chỉ có thể luyện võ nghệ thông qua chiếc TV. Cứ như vậy, Oh Dae Su bị bắt giam suốt 15 năm mà không hề có một lời giải thích.15 năm sau, cũng bất ngờ và chẳng hề báo trước như đêm ông bị bắt, Oh Dae Su được thả ra. Ông nhận được cuộc gọi từ kẻ bắt cóc và thách thức ông trả thù. Câu chuyện đã thực sự bắt đầu từ đây.
Bộ phim đã gây được tiếng vang lớn khi giành được giải Grand Prix – giải thưởng lớn của ban giám khảo tại LHP Quốc tế Bangkok và được coi là một trong những bộ phim đưa tên tuổi làng điện ảnh Hàn Quốc ra mắt bạn bè quốc tế. Xuyên suốt cả bộ phim là những cảnh quay đẫm máu khiến khán giả phải rùng mình. Tiêu biểu nhất phải kể đến đó là cảnh quay trận chiến hành lang giữa Oh Dae Su và băng đảng của kẻ thù. Nỗi căm hận tột cùng bị đè nén suốt 15 năm đã biến một doanh nhân chỉ biết cầm bút thành một kẻ khát máu sẵn sàng vung búa đoạt mạng kẻ thù. Chỉ gói gọn trong 4 phút nhưng đây đã trở thành cảnh quay hành động kinh điển của Châu Á, là nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim khác sau này.
A Dirty Carnival (2006)
A Dirty Carnival là một bộ phim hành động tân noir của Hàn Quốcdo Yoo Ha làm đạo diễn. Đây là bộ phim điện ảnh thứ tư của Yoo Ha, tác phẩm trước đó của anh là bộ phim truyền hình năm 2004, Once Upon a Time in High School. Yoo Ha được đánh giá là đạo diễn hàng đầu của điện ảnh Hàn Quốc, ở độ tuổi 56 và ông đã để rất nhiều thước phim điện ảnh chất lượng cho xứ kim chi và A Dirty Carnival rất đáng được nhắc tới. Phim không chỉ sở hữu cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn mà còn quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu. Sau khi được công chiếu tại thị trường xứ Hàn, phim thu về hơn 10 triệu đô la doanh thu phòng vé, cùng với đó là những lời khen có cánh từ khán giả và các nhà chuyên môn.
Bộ phim A Dirty Carnival hay còn được biết đến với tên Phi Vụ Bẩn. Phim kể về Byung Doo, anh chàng điển trai thư sinh Kim Byung-doo khiến các cô gái trẻ phải nao lòng. Nhưng cuộc sống giang hồ không phải là một lời hứa hẹn tốt đẹp cho các bóng hồng, bởi anh là một gangster chuyên nghiệp khiến các đàn anh cũng phải kiêng sợ… Động lực duy nhất để anh hành nghề không khác hơn chính là người mẹ đáng thương bệnh tật suốt đời đã dốc hết sức tàn lực kiệt để phục vụ cho gia đình. Gia đình và hoàn cảnh kinh tế hết sức nghèo nàn không cho Byung-doo nhiều sự chọn lựa… Anh làm việc trung thành và tận tụy cho ông chủ Sang-chul.Khi ông trùm lớn nhất của băng đảng, chủ tịch Hwang bị một công tố viên thối nát quấy nhiễu và tống tiền, Byung-Doo đã xung phong nhận công vi ệc khử tên công tố này. Sự việc thành công, Byung-Doo chiếm được lòng tin của ông chủ lớn và bắt đầu leo cao trong băng đảng. Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu trở nên phức tạp khi Min-Ho (nam diễn viên Min Nam-Gung thủ vai), một người bạn từ thuở tiểu học của Byung-Doo và giờ là một đạo diễn film trẻ nhờ Byung-Doo tư vấn cho bộ film đầu tay của mình có chủ đề về gangster. Rồi liệu những bí mật của Byung-Doo có bị lộ ra?
Guns And Talks (2001)
Phim kể về một nhóm sát thủ chuyên nghiệp, thực hiện những “đơn hàng” là những cuộc ám sát. Xoay quanh việc thực hiện “đơn hàng” như thế nào, phim đã đề cập đến những vấn đề khác thông qua cái nhìn và lời kể của nhân vật Ha Yeon(Won Bin). Phim cho ta thấy, không chỉ có đấu đá, mâu thuẫn, đấu tranh, mà còn có mối quan hệ giữa con người với nhau, còn có tình yêu và nhiều điều tốt đẹp khác. Mọi “đơn hàng” tưởng chừng sẽ được thực hiện thành công. Nhưng, có một sự việc ngoài ý muốn xảy ra, khi có một thành viên rơi vào lưới tình. Và họ sẽ quyết định thế nào? Có một “đơn hàng” nhóm biết rằng cực kỳ khó khăn và cơ hội thành công rất thấp nhưng nhóm vẫn nhận.
Bộ phim là sự pha trộn hoàn hảo giữa yếu tố hài và hành động. Có đủ mỗi thứ để làm hài lòng hầu hết mọi người và quá đủ để hoàn toàn thú vị. Các pha hành động rất phong cách và là một số cảnh thú vị. Cảnh Hamlet có lẽ nằm trong top 5 cảnh phim hay nhất mọi thời đại của tôi. Không có cảnh hành động nào khác có thể so sánh với cảnh này, nhưng tất cả vẫn thực sự tuyệt vời. Giữa sự pha trộn giữa hành động và hài hước, bộ phim này diễn ra hoàn hảo từ đầu đến cuối và không thể có kết quả tốt hơn. Các yếu tố hài hước nhất của Guns & Talks dường như chỉ trở nên hài hước hơn với mỗi lần xem. Won Bin lần đầu xuất hiện vào năm 1997 với loạt phim truyền hình. Phim điện ảnh đầu tay mà Won Bin tham gia là Guns & Talks (2001) và kể từ đó anh đã không quay trở lại với màn ảnh nhỏ nữa.
Commitment (2013)
Trong bộ phim The Commitment (Bản Cam Kết) đạo diễn Park Hong-soo, ông đã có nhiều năm thực hiện các bộ phim thuộc đủ thể loại, quy mô và đặc trưng với vai trò trợ lý đạo diễn. Tất cả các phim mà ông tham gia thực hiện đều làm nổi bật được sự thu hút và tài năng của các diễn viên trên màn ảnh. Park đã vận dụng mọi kinh nghiệm có được để làm việc cùng các diễn viên hàng đầu Hàn Quốc, mặc cho đây là bộ phim đầu tay của anh. Với Commitment – Bản Cam Kết, Park đã cho phép các diễn viên của mình có thể thực sự tỏa sáng trên màn ảnh rộng. Qua Commitment – Bản Cam Kết, các bạn sẽ được nhìn thấy những hành động và biểu lộ cảm xúc của Choi chưa từng được thấy trước đây.
Bản Cam Kết – Commitment 2013 là một bộ phim về đề tài điệp viên của Hàn Quốc với sự tham gia diễn xuất của chàng ca sĩ K-pop- TOP (nhóm nhạc Big Bang). Mười chín tuổi, Myung-hoon (Choi Seung-hyun thủ vai) không bao giờ tưởng tượng rằng mình trở thành một kẻ giết người. Ước mơ trở một nghệ sĩ dương cầm nhanh chóng tan biến khi cha mình – một điệp viên Bắc Triều Tiên – chết do không hoàn thành nhiệm vụ khiến anh và cô em gái Hye-in (Kim Yoo-jung đóng) bị bắt đến một trại tù lao động khổ sai. Cấp trên của cha Myung-hoon là Đại tá Moon (Jo Sung-ha) đề xuất với anh một đề nghị: Nếu anh qua Hàn Quốc hoàn thành những gì người cha đang làm dở dang như một điệp viên thì anh và em gái sẽ được tha. Myung-hoon trải qua hai năm tập luyện căng thẳng và những nguy hiểm luôn rình rập trong quá trình ở Hàn Quốc. Anh phải hoàn thành nhiệm vụ trước khi Cơ quan tình báo Hàn Quốc phát hiện và tiêu diệt anh… Phim hồi hộp, lôi cuốn và không kém phần thót tim, khiến người xem được mãn nhãn với những pha hành động đẹp trong phim.
>>>>>Xem thêm: Top 9 Bộ phim hài hay nhất mọi thời đại
Nếu đã quá quen với những cảnh sướt mướt và lãng mạn không lẫn vào đâu được, thì hãy thử tranh thủ thay đổi suy nghĩ của mình bằng những bộ phim hành động gây cấn đến nghẹt thở. Toplist hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm những bộ phim thú vị để dành cho khoảng thời gian thư giãn cùng bạn bè và những người thân yêu nhé.