Phim có đề tài hành động, đấu súng luôn mang lại cho người xem cảm xúc mãnh liệt bởi diễn biến và cảnh quay hấp dẫn, hồi hộp đến nghẹt thở. Dưới đây, Toplist … xem thêm…sẽ giới thiệu các bộ phim sở hữu cảnh đấu súng ấn tượng và đáng xem nhất, cùng theo dõi nhé.
Sicario (2015)
Sicario (2015) lấy bối cảnh cuộc chiến chống ma túy khốc liệt tại Mexico, hàng loạt các nghi vấn về đạo đức, chính trị và những xung đột xã hội ngấm ngầm của vùng Mexico kéo dài nhiều thập kỷ được phơi bày. Emily Blunt trong vai điều tra viên FBI Kate Macertham gia vào chiến dịch truy bắt các tổ chức buôn bán ma túy. Sicario chẳng những đem đến những phút giây nghẹt thở cho người xem mà còn thành công trong việc làm chúng ta rối trí trong phân biệt đâu là điều đúng điều sai, thiện ác trên đời.
Một bộ phim kéo dài hai giờ đồng hồ với những tình tiết căng thẳng, dồn dập nhưng lại được cắt gọt rất gọn ghẽ, không hề tỏ ra lê thê. Tất cả đều được đạo diễn Denis Villeneuve sắp xếp khéo léo với mục đích tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về các băng đảng và cuộc chiến chống ma túy ở vùng biên.
Điểm IMDb: 7.6
Điểm Tomatometer: 92%
Điểm đánh giá từ khán giả: 85%
John Wick (2014)
Có thể nói John Wick (2014) là bộ phim hành động đáng xem ít nhất một lần trong đời, bộ phim dưới sự thể hiện của nam diễn viên Keanu Reeves – ngôi sao phim Ma Trận cùng nội dung hấp dẫn, những hiệu ứng mà bộ phim mang lại,… tất cả đều trên xuất sắc. John Wick nhận được đánh giá rất cao từ các trang tổng hợp phim uy tín như IMDb, Rotten Tomatoes và khán giả.
Xuyên suốt thời lượng phim, người xem sẽ theo John Wick trong hành trình truy sát để trả thù cho kẻ lấy cắp xem và giết hại thú cưng của anh – chú chó là món quà cuối cùng của người vợ quá cố để lại. Có thể nói, cuộc đời của Keanu Reeves có rất nhiều biến cố thăng trầm và nhân vật John Wick có khá nhiều nét tương đồng với đời sống thực của Keanu Reeves. Chính vì thế khi hóa thân vào John Wick, Keanu Reeves đã khiến cho khán giả thật sự cảm nhận được sự trống trải và cô đơn trong nhân vật này.
John Wick là sự kết hợp của một kịch bản logic, cách lựa chọn nhân vật thông minh, góc quay và hình ảnh đẹp, hành động hợp lý và hiệu quả. Vậy nếu bạn là fan hâm mộ của thể loại hành động thì không nên bỏ qua bộ phim này.
Điểm IMDb: 7.4
Điểm Tomatometer: 86%
Điểm đánh giá từ khán giả: 81%
Taken (2008)
Taken (2008) được đánh giá là đột phá trong sự nghiệp của diễn viên Liam Neeson, đưa ông trở thành một trong những ngôi sao phim hành động lẫy lừng nhất Hollywood, dù đã ở vào tuổi xế chiều. Phim kể về Bryan Mills (Liam Neeson), một điệp viên già của CIA đã giải nghệ, lên đường tìm kiếm cô con gái 17 tuổi Kim (Maggie Grace) bị bọn buôn người bắt cóc khi đang du lịch tại Paris cùng cô bạn gái Amanda (Katie Cassidy). Bằng những kĩ năng đã được tôi luyện qua nhiều năm, Bryan phải chạy đua với thời gian để giải cứu và đưa hai cô gái trẻ về nhà trong thời gian vỏn vẹn 96 tiếng.
Sau thành công của Taken (2008), hai tập sau là Taken 2 (2012) và Taken 3 (2014) do Olivier Megaton đạo diễn, phim được bấm máy quay ở Los Angeles (Mỹ). 3 tập phim luôn giữ được sự liền mạch với nhau nhờ giàn diễn viên quen thuộc và cốt truyện tuyến tính, tuy có vẻ đã đi vào ngõ cụt và bí ý tưởng khi vẫn đi theo mô-típ bắt cóc – trả thù. Có thể đánh giá, đây là một phim mang tính giải trí, phù hợp với mọi lứa tuổi, dành cho những ai quan tâm tới gia đình và đặc biệt là những người thích phim hành động vừa phải không quá bạo lực.
Điểm IMDb: 7.8
Điểm Tomatometer: 59%
Điểm đánh giá từ khán giả: 85%
Wanted (2008)
Ngay từ những khung hình đầu tiên, Wanted (2008) đã buộc người xem phải dán mắt vào màn hình với màn đấu súng có một không hai, đánh bay mọi kỳ vọng về những cảnh chiến đấu thông thường. Để rồi sau đó, một pha bắn tỉa xa hàng ki-lô-mét cũng như một đòn đánh xuyên phá sự ngờ vực của bất cứ ai dành cho câu chuyện này.
Sau đó, Wanted vẫn giữ nguyên phong độ ở yếu tố hành động, thậm chí còn nâng nó lên một tầm cao mới. Những trường đoạn đấu súng diễn ra theo hướng phi lý hơn, bá đạo hơn, nhưng không vì thế mà mất đi sự lôi cuốn, bởi chúng được cộng hưởng với loạt trận tay bo đầy máu và nước mắt, thực tế đến độ chúng ta đều có thể cảm nhận được. Sự kết hợp hài hòa giữa thực và ảo, kết hợp với thương hiệu “Bẻ cong đường đạn”, tạo ra một loại gia vị mặn mà thấm đẫm từng khoảnh khắc trong Wanted. Với phần hình ảnh đậm chất kích thích như thế, không khó hiểu khi Wanted thu về lượng người hâm mộ không hề nhỏ, dù phim đã ra mắt cách đây hơn 1 thập kỷ.
Kịch bản phim thực hiện bởi Chris Morgan, Michael Brandt và Derek Haas, đạo diễn bởi Timur Bekmambetov. Phim có sự tham gia của những cái tên đình đám như: James McAvoy, Angelina Jolie, Morgan Freeman, Thomas Kretschmann, Common, Terence Stamp, Konstantin Khabensky…
Điểm IMDb: 6.7
Điểm Tomatometer: 71%
Điểm đánh giá từ khán giả: 69%
No Country for Old Men (2007)
No Country for Old Men (2007) mang đến cho người xem rất nhiều sự ức chế và ám ảnh, điều đó đến từ sự phi lý của nội dung, một bộ phim mà cái kết khiến ta không thể thỏa mãn dù trên bất cứ phương diện nào. Bộ phim của anh em đạo diễn Joel Coen và Ethan Coen đoạt bốn tượng vàng Oscar: giải dành cho phim, đạo diễn, nam diễn viên phụ và kịch bản chuyển thể xuất sắc. Ngoài ra, phim còn dành được 2 Quả Cầu Vàng và vô số giải thưởng danh giá khác.
Cả bộ phim, người duy nhất có thể tạm thời đấu ngang ngửa với Anton chỉ có Llewelyn. Cuộc rượt đuổi của hai nhân vật này chính là điểm nhấn của bộ phim. Llwelyn thể hiện kinh nghiệm trận mạc cùng sự thông minh và bản lĩnh của mình. Nhờ sự tính toán kĩ càng mà nhiều lần thoát được bàn tay của Anton. Bên cạnh đó, gã sát nhân máu lạnh cũng không kém cạnh, hắn có kĩ năng “đánh hơi” con mồi cực kì đáng sợ, hành tung của Llewelyn đều không thể qua mắt hắn.
No Country For Old Men không phải một bộ phim mà chỉ xem một lần là có thể hiểu hết được. Có rất nhiều những ẩn ý cùng tầng tầng lớp lớp những ý nghĩa được cô đọng và ẩn chứa trong phim. Nó không tồn tại ranh giới của thiện hay ác, thứ tồn tại duy nhất chỉ là bản chất của con người.
Điểm IMDb: 8.1
Điểm Tomatometer: 93%
Điểm đánh giá từ khán giả: 86%
Shoot ‘Em Up (2007)
Shoot ‘Em Up (2007) là một bộ phim hành động, tâm lý pha chút hài hước của Mỹ do Michael Davis làm đạo diễn kiêm biên kịch, được phát hành vào năm 2007. Phim có sự tham gia của diễn viên Clive Owen, Monica Bellucci và Paul Giamatti…
Bộ phim mở màn với hình ảnh một người đàn ông ngồi gặm cà rốt ở trạm xe buýt trong đêm khuya một mình. Một phụ nữ mang thai hốt hoảng chạy ngang trước mặt anh rồi biến vào hẻm nhỏ, ngay sau cô là một gã côn đồ lăm lăm khẩu súng đuổi theo. Và người đàn ông ngồi chờ xe bus, về sau chúng ta biết anh tên Smith – một cái tên thường gặp, quyết định xen vào vụ giết người. Các màn bắn súng bắt đầu nổ ra từ đây, không ngừng nghỉ: từ khi Smith cố gắng cứu bà bầu tội nghiệp, vừa đỡ đẻ vừa bắn súng…
Điểm IMDb: 6.6
Điểm Tomatometer: 67%
Điểm đánh giá từ khán giả: 65%
The Matrix (1999)
The Matrix (1999) tên Tiếng Việt là Ma trận đã được trao 4 giải Oscar dành cho Biên tập phim xuất sắc, Biên tập âm thanh xuất sắc, Kỹ xảo xuất sắc và Âm thanh xuất sắc. Bộ phim nằm trong danh sách 250 phim hay nhất mọi thời đại của trang IMDb và được xếp ở vị trí 18. Ma trận để lại ảnh hưởng to lớn đối với những phim hành động ra đời sau năm 1999 ở Hollywood.
The Matrix (1999) theo chân Thomas Anderson, một chuyên viên kỹ thuật trong hành trình giải mã sự thật đằng sau thế giới phồn vinh, đông đúc mà anh đang sống. Càng biết nhiều, Anderson càng nhận ra sự sai lệch của thế giới này, rằng anh là “người được chọn” để kết liễu đế chế đáng sợ ấy.
Có nền tảng là một kịch bản với bố cục và đường hướng phát triển rõ ràng, The Matrix không mấy khó khăn để thể hiện chủ đề. Bộ phim đem tới cho chúng ta viễn cảnh về thế giới năm 2199, khi sự sống gần như là cạn kiệt, chỉ có máy móc là vẫn phát triển đến vượt bậc. Cho đến ngày hôm nay, hiếm có bộ phim nào lột tả được sự thao túng đến mức vĩ đại ấy như The Matrix. Bộ phim khiến người xem phải thắc mắc về thực tại của chính mình vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
Có thể nói, nếu không có The Matrix, rất có thể những khán giả yêu điện ảnh sẽ không được chứng kiến thời hoàng kim của dòng phim siêu anh hùng, cũng như những dự án táo bạo về khoa học viễn tưởng như ngày hôm nay: Black Mirror, Westworld, Inception, Interstellar…
Điểm IMDb: 8.7
Điểm Tomatometer: 88%
Điểm đánh giá từ khán giả: 85%
Face/Off (1997)
Có thể nói, Face/Off (1997) là phim Mỹ hay nhất đến từ đạo diễn Trung Quốc John Woo. Đồng thời, nó cũng là phim “dị” nhất. Face/Off làm khán giả thích thú với những tình huống đầy kịch tích, các pha quay chậm cảnh bắn súng bằng hai tay rất ấn tượng, sự gan dạ của các nhân vật, cốt truyện hấp dẫn…
Phim theo chân 2 người không đội trời chung của nhau là Thanh tra Sean Archer (lúc đầu được đóng bởi John Travolta) và tên tội phạm Caster Troy (lúc đầu được đóng bởi Nicholas Cage). Caster chính là người đã giết chết con trai của Sean. Sau một vụ tai nạn máy bay, tung tích của Caster đã được tìm ra và hắn đã bị bắt giữ. Trong lúc này, Sean đã lên kế hoạch phẫu thuật mặt trở thành Caster với mục đích tìm tung tích quả bom hắn sở hữu.
Mọi chuyện chuyển biến theo chiều hướng khó khăn hơn rất nhiều khi Caster tỉnh dậy và bắt các bác sĩ phải cho hắn khuôn mặt của Sean. Từ đây, Sean Archer được đóng bởi Nicholas Cage, còn Caster Troy được đóng bởi John Travolta. Có lẽ đó chính là lý do book phim có tên Face/Off.
Điểm IMDb: 7.2
Điểm Tomatometer: 92%
Điểm đánh giá từ khán giả: 82%
Heat (1995)
Heat (1995) sở hữu cảnh phim hành động được cho là chân thực đến mức đã được USMC (Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ) lấy làm ví dụ về việc bắn và nạp đạn chuẩn mực. Hải quân Hoa Kỳ cũng đã sử dụng đoạn phim này để ví dụ về việc cách rút lui chuẩn xác và hợp lý dưới hỏa lực.
Bộ phim đã đánh dấu lần đầu tiên Robert De Niro và Al Pacino cùng xuất hiện trên màn ảnh, nhưng ngoài dàn diễn viên ấn tượng ra thì phim vẫn còn nhiều điều để nhắc đến trong phim. Đạo diễn Michael Mann đã cố gắng khiến bộ phim trở nên thực thế nhất có thể, sự thực tế đó xuất hiện theo cả cách rõ ràng lẫn khó thấy. Ông đã bỏ ra 7 tháng để đi cùng cảnh sát Los Angeles đến các hiện trường các vụ cướp và án mạng. Chính sự đầu tư đó đã khiến cảnh đọ súng của Heat trở thành một trong những cảnh phim đỉnh nhất lịch sự điện ảnh.
Sau khi ra mắt vào năm 1995, Heat đã nhận được thành công lớn về mặt thương mại, doanh thu 67 triệu USD tại Mỹ và 187 triệu USD trên toàn thế giới với ngân sách 60 triệu USD.
Điểm IMDb: 8.2
Điểm Tomatometer: 87%
Điểm đánh giá từ khán giả: 94%
Hy vọng với các bộ phim đấu súng đáng xem nhất được Toplist giới thiệu ở trên, bạn sẽ có thêm sự lựa chọn giải trí trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng cho trí não sau giờ học hoặc làm việc.