Thành Phố Hồ Chí Minh – Đây là thành phố rất tự hào vì mang tên Bác. Là một thành phố được mệnh danh là thành phố không bao giờ ngủ của Việt Nam. Càng về khuya, thành phố càng “lột xác” đầy quyến rũ. Có bao giờ bạn thử hỏi TP HCM có bao nhiêu quận huyện? Câu trả lời là có tất cả 22 quận, huyện, thành phố ở TP HCM.
Bạn đã bao giờ tìm hiểu hết 22 quận, huyện, thành phố ở đây chưa? Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy cùng chúng tôi đi khám phá danh sách 22 quận huyện TP HCM 2022 qua bài viết sau đây.
Danh Sách 22 Quận Huyện TPHCM
Thành phố Thủ Đức
TP Thủ Đức được thành lập trên cơ sở nhập 49,79 km2 diện tích tự nhiên, 171.311 người của Quận 2; toàn bộ 113,97 km2 diện tích tự nhiên, 310.107 người của Quận 9 và toàn bộ 47,80 km2 diện tích tự nhiên, 532.377 người của quận Thủ Đức. TP Thủ Đức có tất cả 211,56 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 1.013.795 người. Sau khi được thành lập, TP Thủ Đức giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình Thạnh; tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
Song song với việc thành lập, các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP Thủ Đức cũng được sắp xếp lại, theo đó nhập toàn bộ 1,74 km2 diện tích tự nhiên, 124 người của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm. Sau khi nhập phường Thủ Thiêm với 3,25 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 428 người, phường An Lợi Đông, Phường Thủ Thiêm giáp phường An Khánh, Quận 1, Quận 4 và quận Bình Thạnh.
Với phương án sắp xếp trên, TP Thủ Đức sẽ có 34 phường: An Khánh, An Lợi Đông, Bình Chiểu, An Phú, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Long Bình, Linh Xuân, Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Phú, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.
Quận 1
Quận 1 (hay còn gọi là Quận Nhất) là trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận này là nơi tập trung của nhiều cơ quan chính quyền, các lãnh sự quán các nước và có các tòa nhà cao tầng của thành phố (tòa nhà cao nhất Quận 1 và thứ nhì Thành phố Hồ Chí Minh là Bitexco Financial Tower). Quận 1 bây giờ được xem là nơi sầm uất và có mức sống cao nhất Thành phố về mọi phương diện.
Những khu phố thương mại chính của Quận 1 nằm trên đường Đồng Khởi và phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn tấp nập nhộn nhịp. Quận 1 có 10 phường trực thuộc, bao gồm: Bến Thành, Bến Nghé, Cô Giang, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Đa Kao, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Cư Trinh, Tân Định và Phạm Ngũ Lão.
Gò Vấp
Gò Vấp là quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Từ những năm 80, quận Gò Vấp được xem là quận có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố Hồ Chí Minh và đã có thời điểm không thể kiểm soát được[cần dẫn nguồn]. So với các quận khác, Gò Vấp có quỹ đất lớn hơn. Quá trình đô thị hóa quá nhanh làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ gia tăng dân số cơ học cao nhất thành phố.
Cụ thể, năm 1976 Gò Vấp có 144 nghìn dân thì năm 1995 đã có 223 nghìn người, năm 2000 là 231 nghìn, năm 2003 là 413 nghìn và đến năm 2004 là 455 nghìn người. Tính từ năm 1980 đến năm 2003, dân số của Gò Vấp đã tăng 2,87 lần, trung bình cứ mỗi năm tăng 13,66%. Theo thống kê vào năm 2019 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số quận Gò Vấp là 602.180 người.
Đây là quận đông dân đứng thứ 2 của thành phố (sau quận Bình Tân). Quận Gò Vấp chia thành 16 phường gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17. Trong đó, phường 10 được chọn là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.
Quận 3
Quận 3 cũng là quận nội thành nằm ở khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trước đây, quận 3 thuộc khu vực Sài Gòn – Bến Nghé, được Pháp thành lập từ năm 1920 và đến năm 1956 thì được trở thành một phần Đô thành Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa. Quận 3 hiện tại có 12 phường. Quận 3, Quận 1 và Quận 5 là ba quận còn giữ được những nét đặc trưng nhất của trung tâm đô thành Sài Gòn xưa.
Quận 3 có nhiều tuyến đường lớn như: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Văn Sỹ, Bà Huyện Thanh Quan, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ,… Đặc biệt, trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi (Phú Nhuận) được xem là “con đường ngoại giao” vì nối sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Dinh Độc Lập[9] – một tòa nhà mang tính lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh và nước Việt Nam.
Quận 4
Quận 4 (hay Quận Tư) cũng là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 4 là nơi có nhiều di tích như Bến Nhà Rồng, nhà thờ Xóm Chiếu, Bảo tàng Hồ Chí Minh… cùng nhiều kiến trúc tôn giáo độc đáo khác. Quận 4 có địa giới như là một cù lao tam giác, xung quanh đều là sông và kênh rạch chằng chịt, là một quận thuộc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp với TPThủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 7 (qua kênh Tẻ).
- Phía tây giáp với Quận 1 và Quận 5 (ranh giới là kênh Bến Nghé).
- Phía nam giáp với Quận 7 và Quận 8 (ranh giới là kênh Tẻ).
- Phía bắc giáp với Quận 1 (ranh giới là kênh Bến Nghé).
Quận có tổng diện tích 4,18 km², dân số năm 2019 là 175.329 người, với mật độ dân số đạt 41.945 người/km². Quận 4 hiện tại có 13 phường trực thuộc, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16 và 18.
Hiện nay Quận 4 đang dần từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa hoàn toàn. Quận 4 đã tiến hành giải tỏa khoảng hơn 20% đất để quy hoạch chung cư cao cấp. Hiện tại dự án di dời Cảng Sài Gòn về Quận 7, để nhường lại cơ sở hạ tầng để Quận đầu tư và phát triển thành khu du lịch đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quận 5
Quận 5 là một quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 5 cùng và Quận 6 còn được gọi chung là Chợ Lớn, là khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Quận nằm ngay ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp ranh Quận 1 (ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ) và Quận 4 (qua một đoạn nhỏ kênh Bến Nghé).
- Phía tây giáp ranh Quận 6 (ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Sung và bến xe Chợ Lớn).
- Phía nam giáp ranh Quận 8 (ranh giới là kênh Tàu Hủ).
- Phía bắc giáp ranh Quận 10 và Quận 11 (ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh).
Quận có tổng diện tích 4,27 km², dân số năm 2019 là 159.073 người, mật độ đạt dân số đạt 37.254 người/km². Quận 5 hiện tại có 14 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14
Quận 6
Quận 6 là quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận có Chợ Bình Tây (thường gọi là Chợ Lớn), nơi đây được xem một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Quận 6 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh và có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp với Quận 5 (ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn).
- Phía tây giáp với quận Bình Tân (ranh giới là đường An Dương Vương).
- Phía nam giáp với Quận 8 (ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa).
- Phía bắc giáp với Quận 11 (ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng, Tân Hóa) và quận Tân Phú.
Quận 6 có tổng diện tích 7,14 km², dân số năm 2019 là 233.561 người, với mật độ dân số đạt 32.712 người/km². Quận 6 hiện tại có 14 phường trực thuộc, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.
Quận 7
Quận 7 là quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, trước kia quận từng là một phần của huyện Nhà Bè. Quận 7 hiện tại nổi tiếng với khu chế xuất Tân Thuận, công viên giải trí Wonderland và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Quận 7 nằm ở phía nam TP Hồ Chí Minh và có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Nhà Bè) và thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn)
- Phía tây giáp ranh với Quận 8 và huyện Bình Chánh (ranh giới là rạch Ông Lớn).
- Phía nam giáp ranh với huyện Nhà Bè (ranh giới là Rạch Đỉa – Rạch Rơi – Sông Phú Xuân).
- Phía bắc giáp ranh với Quận 4 (qua Kênh Tẻ) và thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn).
Quận có tổng diện tích 35,69 km², dân số năm 2019 là 360.155 người, với mật độ dân số đạt 10.091 người/km².
Quận 8
Quận 8 là một quận thuộc nội thành nằm ở phía tây nam Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 8 thuộc phía nam khu vực nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn quận nằm trải dài theo kênh Tàu Hủ và kênh Đôi, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt. Quận 8 có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp ranh với Quận 7 (qua rạch Ông Lớn).
- Phía đông bắc giáp ranh với Quận 4 (qua kênh Tẻ)
- Phía tây giáp với quận Bình Tân (ranh giới là đồng ruộng)
- Phía nam giáp ranh với huyện Bình Chánh
- Phía bắc giáp ranh với Quận 5 và Quận 6 (ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa).
Quận 8 có tổng diện tích 19,11 km², dân số năm 2019 là 424.667 người, với mật độ dân số đạt 22.222 người/km². Quận 8 có hình dáng thon dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam và chia cắt bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Quận 10
Quận 10 là quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp ranh với Quận 3 (ranh giới là các tuyến đường Cách Mạng Tháng 8, Điện Biên Phủ và Lý Thái Tổ)
- Phía tây giáp ranh với Quận 11 (ranh giới là đường Lý Thường Kiệt)
- Phía nam giáp ranh với Quận 5 (ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh)
- Phía bắc giáp ranh với quận Tân Bình (ranh giới là đường Bắc Hải).
Quận có tổng diện tích 5,72 km², dân số năm 2019 là 234.819 người, với mật độ dân số đạt 36.690 người/km². Địa hình Quận 10 tương đối bằng phẳng, cao trên 2 mét so với mực nước biển. Được thành lập vào năm 1969, đây là nơi có nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo,… nổi tiếng. Quận 10 hiện tại có 14 phường, bao gồm: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15.
Quận 11
Quận 11 là một quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận chính thức được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1969 với nhiều địa danh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Đầm Sen, chùa Phụng Sơn, chùa Giác Viên, khu liên hợp thể thao Phú Thọ,… và một vài địa điểm hấp dẫn khác.
Quận 11 có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp ranh với Quận 10 (ranh giới là đường Lý Thường Kiệt)
- Phía tây giáp ranh với quận Tân Phú
- Phía nam giáp ranh với Quận 5 (ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh và Nguyễn Thị Nhỏ) và giáp ranh với Quận 6 (ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng và Tân Hóa)
- Phía bắc giáp ranh với quận Tân Bình (ranh giới là các tuyến đường Âu Cơ, Nguyễn Thị Nhỏ và Thiên Phước) và quận Tân Phú.
Quận có tổng diện tích 5,14 km², dân số năm 2019 là 209.867 người, với mật độ dân số đạt 40.830 người/km². Hiện tại quận được phân chia thành 16 phường, bao gồm: 16, 15, 14, 13, 12, 11, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.
Quận 12
Đây là một quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 12 có nhiều địa điểm tham quan như: căn cứ Vườn Cau ở Thạnh Lộc, chùa Quảng Đức, chùa Thiên Vân, làng cá sấu, vườn mai, vườn kiểng,… Đây cũng là địa điểm đặt trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất nước là công viên phần mềm Quang Trung.
Quận 12 nằm gần kề khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây Bắc, cách trung tâm Thành phố khoảng hơn 10km theo đường chim bay, là cửa ngõ phía Bắc của khu vực trung tâm Thành phố. Quận có tổng diện tích 52,74 km², dân số năm 2019 là 620.146 người,với mật độ dân số đạt 11.759 người/km².
Bình Thạnh
Bình Thạnh là một quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận Bình Thạnh nằm phía bắc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp ranh với thành phố Thủ Đức (ranh giới là sông Sài Gòn).
- Phía tây giáp ranh với Quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp
- Phía nam giáp ranh với Quận 1 (ranh giới là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè)
- Phía bắc giáp ranh với thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 12 (qua sông Vàm Thuật).
Quận có tổng diện tích 20,78 km², dân số năm 2019 là 499.164 người, với mật độ dân số đạt 24.021 người/km². Quận Bình Thạnh hiện tại được chia thành 20 phường gồm: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 22, 21, 24, 25, 26, 27, 28. Trong đó, phường 14 được chọn là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.
Phú Nhuận
Quận có tổng diện tích 4,86 km², dân số năm 2019 là 163.961 người, với mật độ dân số đạt 33.737 người/km.
Phú Nhuận là một quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, có vị trí địa lý:
- Phía đông thì giáp ranh Quận Bình Thạnh
- Phía tây thì giáp ranh Quận Tân Bình
- Phía nam thì giáp ranh Quận 1 và Quận 3
- Phía bắc thì giáp ranh Quận Gò Vấp.
Tân Bình
Tân Bình là một quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận Tân Bình có địa hình khá bằng phẳng, cao trung bình là 4–5 m, cao nhất là khu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 8 đến 9 m, trên địa bàn có hệ thống kênh rạch chằng chịt và còn có đất nông nghiệp.
Quận có tổng diện tích 22,43 km², dân số năm 2019 là 474.792 người, với mật độ dân số đạt 21.168 người/km². Quận Tân Bình được chia thành 15 phường xếp từ 1 đến 15.
Tân Phú
Tân Phú là một quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận Tân Phú hiện đang sở hữu khá nhiều địa danh tham quan như địa đạo Phú Thọ Hòa, đình Tân Thới và nhiều địa điểm khác. Quận có tổng diện tích 15,97 km², dân số năm 2019 là 485.348 người,với mật độ dân số đạt 30.391 người/km².
Quận Tân Phú hiện tại được phân chia thành 11 phường: Hiệp Tân, Hòa Thạnh, Phú Thạnh, Phú Thọ Hòa, Phú Trung, Tân Quý, Sơn Kỳ, Tân Sơn Nhì, Tân Thành, Tân Thới Hòa và Tây Thạnh. Trong đó, phường Hòa Thạnh được chọn là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.
Bình Tân
Bình Tân là một quận thuộc nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận Bình Tân được thành lập ngày 5 tháng 11 năm 2003 trên cơ sở tách 3 xã: Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.
Quận Bình Tân là Quận đông dân nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là nơi đông dân nhất trong số các quận thuộc các thành phố trực thuộc trung ương với dân số hơn 800.000 dân, tương đương với số dân một tỉnh. Quận Bình Tân hiện tại có 10 phường trực thuộc, bao gồm: An Lạc A, An Lạc, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa B, Bình Hưng Hòa A, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Tân Tạo và Tân Tạo A.
Huyện Nhà Bè
Nhà Bè là một huyện nằm ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Huyện Nhà Bè nằm về phía đông nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km.
Huyện Nhà Bè hiện tại có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nhà Bè và 6 xã: Hiệp Phước, Phước Kiển, Phước Lộc, Long Thới, Nhơn Đức, Phú Xuân.
Huyện Hóc Môn
Hóc Môn là một huyện nằm ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Là Quận cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh, Hóc Môn có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh. Sông, hệ thống kênh rạch cũng là thế mạnh về giao thông đường thủy.
Tất cả tạo cho huyện một vị trí thuận lợi để phát triển mạnh mẽ công nghiệp và đô thị hóa, hỗ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm chính cho thành phố. Ngoài ra huyện Hóc Môn còn có những địa điểm tham quan như di tích Ngã ba Giồng, 18 thôn vườn trầu Bà Điểm, Bảo tàng Hóc Môn… cùng nhiều di tích tôn giáo khác nhau như: chùa Hoằng Pháp, Chơn Đức Thiền Viện, đền Phan Công Hớn…
Huyện Hóc Môn hiện tại có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Hóc Môn và 11 xã: Đông Thạnh, Nhị Bình, Bà Điểm, Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Trung Chánh, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng.
Huyện Củ Chi
Củ Chi là một huyện nằm ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Huyện có tổng diện tích 434,77 km², dân số năm 2019 là 462.047 người, với mật độ dân số đạt 1.063 người/km². Củ Chi là huyện nằm tại vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, với độ cao giảm theo 2 hướng tây bắc, đông nam và đông bắc, tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 8 m – 10 m.
Huyện Củ Chi hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Củ Chi và 20 xã: An Phú, Bình Mỹ, An Nhơn Tây, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phú Hòa Đông, Phước Thạnh, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Thái Mỹ, Tân Thông Hội, Trung An, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng.
Huyện Cần Giờ
Cần Giờ là một huyện thuộc ngoại thành ven biển, nằm về phía đông nam Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km.
Huyện Cần Giờ hiện tại có 7 đơn vị hành chính trực thuộc cấp xã, gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Thạnh An.
Huyện Bình Chánh
Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa rất cao, dân cư đông đúc, là Huyện nằm ở cửa ngõ hành lang chính thức khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam thành phố, với rất nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử,…Huyện Bình Chánh đang có dân số đông nhất cả nước và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 4 cả nước, chỉ xếp sau thành phố Thủ Đức , thành phố Biên Hòa và quận Bình Tân (theo thống kê dân số năm 2019).
Huyện Bình Chánh hiện tại có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Túc (huyện lỵ) và 15 xã: Bình Chánh, An Phú Tây, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phong Phú, Phạm Văn Hai, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn Danh Sách 22 Quận Huyện Tp HCM. Trong tương lai không xa, một số huyện có thể sẽ được lên quận hoặc lên thành phố. Khi đó danh sách quận huyện, thành phố ở TPHCM sẽ có sự thay đổi. Khi có các sự thay đổi mới về quận huyện ở TpHCM. Chúng tôi sẽ cập nhật lại bài viết này, hi vọng bài viết có ích đối với các bạn.