Đã từ rất lâu người ta luôn gọi Thái Bình với cái tên là “ quê chị hai năm tấn”. Điều này hoàn đoàn đúng nếu bạn ghé thăm nơi đây. Khi đến Thái Bình bạn sẽ thấy được đặc sản nơi đây đó chính là những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay. Được đắm mình trong nhạc điệu ngọt ngào của những ca khúc đồng hành đã cùng năm tháng viết về đất và người Thái Bình.
Bạn sẽ thấy được tại sao Thái Bình yêu mình đến thế, bài viết ngay dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn những bài hát về Thái Bình do các ca sĩ nổi tiếng thể hiện. Đó cũng chính là những bài hát về quê hương được rất nhiều khán giả yêu thích, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Những bài hát về Thái Bình tuyển chọn rung động lòng người
Nắng ấm quê hương
“Nắng ấm quê hương” thì là ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Vĩnh An viết về Thái Bình. Bài hát được ra đời ngay sau khi đất nước thống nhất. Ca khúc này được nhân dân Thái Bình đón nhận bằng tình cảm nồng nhiệt. Bất kì người con nào đã xa quê của Thái Bình. Khi nghe thấy lời bài hát này cất lên thì trong lòng lại xao xuyến, nhớ quê da diết.
Những ca từ trong bài hát vang lên là tất cả những hình ảnh quê hương hiện ra với niềm tự hào quá đỗi sâu sắc thông qua câu chuyện tình yêu của đôi nam nữ. Trong bài hát này này có nhiều ca sĩ hát đôi như: Trọng Tấn – Anh Thơ, Trung Đức- Thu Hiền nhưng có lẽ đôi Huyền Phin – Đình Chiểu (nghệ sĩ của Nhà hát chèo Thái Bình) hát vẫn dạt dào tình cảm và mượt mà hơn cả.
“Anh đến quê em một chiều nắng ấm
Khúc hát quê hương ru dài theo sóng
Thái Bình ơi Thái Bình
Ai đặt tên cho đất
Thái Bình tự bao giờ
Mà trong nắng trong mưa lúa vẫn lên xanh tốt
Mà trong bom trong đạn đất vẫn cứ sinh sôi
Thái Bình ơi, sao mà yêu đến thế…”
Anh hãy về quê em
Nhạc sĩ Bùi Anh Tú là một trong những người con của quê hương Thái Bình đã và đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội (Chuyên viên Âm nhạc- Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ông có rất nhiều sáng tác về vùng quê lúa Thái Bình.
Trong đó có bài “Anh hãy về quê em” đã được các ca sĩ Việt Hoàn – Anh Thơ; Tân Nhàn – Tuấn Anh;Việt Hoàn – Thu Hà; Xuân Hảo – Lương Nguyệt Anh; Thu Hương – Minh Dũng,.. đã thể hiện rất thành công. Bài hát này là niềm tự hào sâu sắc về đất nước ta nói chung và tình yêu đối với vùng quê mộc mạc, giản dị Thái Bình nói riêng.
“Em ơi hãy đến thăm quê hương anh Thái Bình, về tắm biển Đồng Châu khi chiều về sóng vỡ.
Xa đưa tiếng sáo diều nghe giọng hò thiết tha hoàng hôn chiều tím biếc êm đềm những khúc ca.
Anh ơi hãy đến thăm quê hương Thái Bình, những cánh đồng phù xa ngạt ngào hương lúa chín,
thương anh em vẫn chờ, nong tằm ươm lứa tơ, em dệt đôi áo mới cho tình yêu chúng mình…”
Hát về cây lúa hôm nay
Bài hát “Hát về cây lúa hôm nay” là ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác vào năm 1978, với những câu hò, câu hát da diết mà thấm thía: “Tôi hát bài ca ngợi ca cây lúa, và người trồng lúa cho quê hương. Quê hương ơi, có gì đẹp hơn thế: Đồng lúa hẹn hò những mùa gặt và tình yêu thì bắt đầu từ đôi mắt, ngày mai bắt đầu từ hôm nay” khiến người ta liên tưởng ngay đến những vùng đất nổi tiếng về trồng lúa – Thái Bình. Ca sĩ đầu tiên trình bày bài hát này thì là ca sĩ Kiều Hưng.
“Tôi hát bài ca ngợi ca cây lúa và người trồng lúa cho quê hương.
Quê hương ơi, có gì đẹp hơn thế
Đồng lúa hẹn hò những mùa gặt
Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt
Ngày mai bắt đầu từ hôm nay….”
Thái Bình ơn Bác
Thái Bình ơn Bác thì là ca khúc rất thành công của nhạc sĩ Thuận Yến. Ông ý sáng tác bài hát này vào năm 1985. Bài hát là tình cảm quá đỗi chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của người dân Thái Bình đối với vị cha già của dân tộc. Lúc sinh thời, Bác đã dành cho Thái Bình sự quan tâm rất đặc biệt.
Đã có rất nhiều ca sĩ thể hiện bài này thành công như:NSUT Tân Nhàn, NSND Thu Hiền..nhưng có lẽ ca sĩ: Huyền Phin( nhà hát chèo Thái Bình) là người thể hiện ca khúc này tuyệt vời nhất vì đâu đó ca sĩ này mang trong mình dòng máu của Thái Bình thiêng liêng.
“Trồng cây thấy lại nhớ Người…
Câu ca dao thủa ấy đã thành lời nước non…
Thấm thoát năm quả cam vàng..
lại nhớ về ngày ấy Bác về thăm,
về thăm Thái Bình Ơn Bác dạy,
Thái Bình ghi nhớ mãi,
Ơn Bác dạy, Thái Bình ghi nhớ mãi”.
Bài ca năm tấn
“Bài ca năm tấn” đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết vào năm 1967 và đã đoạt Giải Nhất trong “Cuộc vận động viết về nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức trong vòng 3 năm (1965 đến 1967). Đây chính là bài hát mang đậm được dấu ấn thi đua về lao động sản xuất, ra sức cấy chiêm hay làm mùa, quyết tâm đạt được năng suất cao nhất về số lượng cũng như chất lượng lúa của bà con nông dân đồng bằng Bắc bộ, tiêu biểu đó chính là chị Hai năm tấn, người con của Thái Bình.
“Bài ca năm tấn” đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết vào năm 1967 và đoạt Giải Nhất trong “Cuộc vận động viết về nông nghiệp” bởi Bộ Nông nghiệp và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức trong vòng 3 năm (1965 – 1967). Đây cũng là bài hát mang đậm dấu ấn thi đua lao động sản xuất, ra sức cấy chiêm, làm mùa.
Quyết tâm đạt năng suất cao nhất về số lượng cũng như chất lượng lúa của bà con nông dân đồng bằng Bắc bộ, tiêu biểu là chị Hai năm tấn, người con của Thái Bình. Người đầu tiên thể hiện ca khúc này đó chính là ca sĩ Bích Liên. Khi bài hát cất lên, đã tạo nên khí thế tiến công, ý chí kiên cường, nhiệt tình, hăng say lao động, quyết tâm thay đổi cuộc sống mới, chiến đấu dũng cảm, dẻo dai,mang được cả hồn quê và tình người vui tươi trong bao gian lao vất vả.
“Trong tiếng súng cả nước cùng đánh Mĩ
Ruộng đất quê ta không muốn nghỉ lấy một ngày
Đất với người cùng một dòng suy nghĩ Ấy phải làm gì với tiền tuyến hôm nay
Ấy phải làm gì nắm phần thắng trong tay
Mẹ cha vun xới ơ ơ… Ta về ta về cùng vớí nhau…”
Thái Bình mồ hôi rơi
Được biểu diễn lần đầu tiên trên chương trình Hòa âm ánh sáng năm 2015, bài hát “Thái Bình mồ hôi rơi” đã trở thành bài hát nổi tiếng lớn và góp phần tạo nên sự thành công của ca sĩ hot nhất Việt Nam hiện nay – Sơn Tùng MTP đồng thời cũng là người con của vùng đất Thái Bình.
Bài hát được anh viết vỏn vẹn trong 2 tiếng và chủ yếu dựa trên những kí ức về vùng quê Thái Bình của mình bằng hình ảnh những chuyến xe chạy buôn tuyến Sơn La – Thái Bình, đặc sản là bánh cáy, những giọt mồ hôi của bố, nụ cười của mẹ… vì thế, ca khúc này đã chạm đến trái tim của nhiều người, nhất là những người con Thái Bình đang phải xa quê, xa gia đình vào dịp tết.
“Bờ vai ai mang vác tấm hàng
Mồ hôi tuôn rơi những tháng năm hao gầy
Vì tình yêu thương con cha đánh đổi
Chạy buôn thâu đêm đi tuyến Sơn La Thái Bình
Có những ngày mùa đông lạnh thấu nhưng cha vẫn chưa về
Mẹ cười nhưng con biết mẹ lo lắm cha ơi
Xuân chỉ về khi con nghe thấy tiếng xe quen thuộc
Tuổi thơ ơi nhớ lắm bánh cáy theo tôi lớn khôn…”
Tình ta biển bạc đồng xanh
Bài hát “Tình ta biển bạc đồng xanh” là ca khúc trữ tình, trữ tình cách mạng bởi nhạc sĩ Hoàng Sông Hương sáng tác. Vào năm 1976 hai ca sĩ Tuyết Thanh và Phan Huấn trình bày đầu tiên trên sóng phát thanh. Kể từ đó ca khúc được lan rộng ra toàn quốc. Và đó cũng là một trong những bài hát được người dân Thái Bình nghe nhiều nhất.
Tưởng tượng như lời bài hát viết về Thái Bình, vì Thái Bình có cả biển bạc và đồng xanh, hình ảnh những con người hăng say trong lao động sản xuất hàng ngày rất quen thuộc, bình dị nhưng sao đẹp đẽ đến thế.
“Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng.
Thuyền anh ra khơi có ngại chi sóng gió.
Trên đoàn thuyền hải âu tung cánh bay, anh nhớ đồng quê ta cánh cò bay trên thảm lụa…
Em hỏi rằng vì sao anh ra khơi, bám biển ngày đêm cho màu da anh nắng sậm.”
Thái Bình yêu thương
Được viết bởi nhạc sĩ Quốc Sơn, dựa theo thơ của ông Trần Ích Sơn, một người có nhiều năm gắn bó với vùng đất này, bài hát Thái Bình yêu thương đã cho ta thấy một Thái Bình mộc mạc, thơ mộng và yên bình. Với giọng ca ngọt ngào của ca sĩ Anh Thơ, bài hát này đã thành công chạm tới trái tim của nhiều khán giả đặc biệt là người con Thái Bình.
“Những chuyến xe mang chữ Hoàng Long đỏ
Ngồi trên xe anh nhớ về em đó
Qua những cánh đồng bát ngát thơm hương
Cánh diều tuổi thơ bay vào giấc ngủ
Bên sông lúa dậy thì thời con gái
Thái Bình ơi…Thái Bình ơi…”
Nghe tiếng trống quê hương
Bài hát được sáng tác từ nhạc sĩ Thái Cơ và được trình bày đầu tiên do ca sĩ Kiều Hưng. Nghe tiếng trống quê hương là lời ca hào hùng, bi tráng ca ngợi con người, vùng đất Thái Bình và cụ thể ở đây là Tiền Hải kiên cường, dũng cảm trong sản xuất và chống giặc ngoại xâm….
“Sẽ đưa em về thăm quê hương anh nơi Tiền Hải
Nghe sóng biển Đồng Châu vui mê mải hát bốn mùa
Nghe tiếng trống năm ba mươi còn lay động đến bây giờ.
Tiếng tiếng trống đó chính là lời Đảng gọi
Lớp lớp nông dân đã vùng lên như bão nổi như sóng cồn
Phá hết gông xiềng để giành lại những áo cơm
Ôi trang lịch sử liệt oanh là hương thơm mãi
Tiếng tiếng trống đó mùa giục mùa vàng nắng trải
Ngọn lúa thâm canh vươn nhanh ra cuối dải Hồng Hà
Nhịp máy khoan reo gọi tài nguyên từ trong lòng đất bao la.
Ơ Tiền Hải quê ta là biển vàng biển bạc…”
Thái Bình trong tôi
Mang giai điệu luôn vui tươi,chỉ trong 1 đoạn rap đã nhắc đến 7 huyện của quê hương Thái Bình về những “đặc sản” của mỗi vùng quê, bài hát Thái Bình trong tôi đã khiến người con Thái Bình từ khắp nơi mọi miền tổ quốc thêm tự hào về vùng đất thân thương này. Bài hát này được sáng tác và trình bày bởi ca sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Quang Phi.
“Đẹp trai Tiền Hải
Xinh gái Kiến Xương
Khuôn mặt dễ thương là người dân Quỳnh Phụ
Nam thanh nữ tú đích thị Đông Hưng
Vươn tới không ngừng là người thành phố trẻ
Không ngại gian khổ phải tìm đến Vũ Thư
Khí chất hiền từ là người Thái Thuỵ
Dạo hết tỉnh lị bất chợt nhận ra
Chất phác thật thà Hưng Hà tôi đó…”
Khi nghe xong những bài hát này, các bạn có muốn nghe lại không? Câu trả lời của tôi là chắc chắn là có, không những nghe lại 1 lần, 2 lần mà sẽ là rất nhiều lần. Càng nghe, chúng ta càng thêm yêu mến quê hương Thái Bình và mong muốn góp 1 phần công sức nhỏ bé của mình vào công việc xây dựng quê hương.
Qua những thông tin trên về những Bài hát về Thái Bình, tôi tin chắc rằng mỗi người chúng ta đều hiểu thêm được rất nhiều về mảnh đất thái bình- nơi có những con người yêu nước, hăng say lao động, tích cực để đất nước Việt Nam của chúng ta ngày càng giàu mạnh.