Top 10 bộ phim hài lãng mạn nhất mọi thời đại

Phim tình cảm lãng mạn luôn thu hút nhiều người xem nhất. Thế nhưng, nếu thiếu đi sự hài hước thì thật tẻ nhạt. Vậy làm sao để chọn được … xem thêm…những bộ phim vừa hài hước vừa lãng mạn. Hãy để toplist.vn giúp bạn điểm mặt những bộ phim khiến bạn hài lòng.

When Harry met Sally

When Harry Met Sally… là một bộ phim hài kịch lãng mạn của Hoa Kỳ năm 1989 do Nora Ephron viết kịch bản và Rob Reiner đạo diễn. Phim xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật Harry (Billy Crystal) và Sally (Meg Ryan) từ lần gặp mặt đầu tiên của họ trong chuyến đi dọc đất nước cho đến mối quan hệ tình cảm giữa hai người 12 năm sau đó ở New York. Phim đặt nên câu hỏi “Liệu phụ nữ và đàn ông có thể chỉ là bạn bè?” và đề cập đến nhiều ý tưởng về mối quan hệ tình cảm quen thuộc trong đời sống.

Phim bắt nguồn từ lúc Reiner trở lại cuộc sống độc thân sau khi ly hôn, tạo nên nền tảng cho nhân vật Harry, trong khi Sally dựa trên Ephron và một vài người bạn của bà ngoài đời thực. Crystal bắt tay vào dự án và có đóng góp vào phần kịch bản, mang tính hài hước cho nhân vật Harry. Ephron dựng nên cấu trúc cho bộ phim, với lời thoại dựa trên tình bạn ngoài đời giữa Reiner và Crystal. Nhạc phim chứa nhiều bản nhạc do Harry Connick, Jr. trình bày, với ban nhạc và dàn hòa tấu được Marc Shaiman điều khiển, giúp Connick giành giải Grammy cho “Trình diễn giọng nam jazz xuất sắc nhất”.

Columbia Pictures phát hành bộ phim thông qua kỹ thuật “nền tảng”-hãng công bố phim tại nhiều thành phố chọn lọc, sau đó tạo nên sức hút bằng những lời truyền miệng và sau cùng ra mắt mở rộng trong nhiều tuần. When Harry Met Sally… đạt doanh thu 92.8 triệu đô-la Mỹ tại khu vực Bắc Mỹ. Ephron nhận một giải BAFTA, một đề cử giải Oscar và một giải Nghiệp đoàn tác giả Hoa Kỳ cho kịch bản của bà. Phim nằm trong danh sách 100 phim hài của Viện phim Mỹ và danh sách “100 phim hài hước nhất” của Bravo’s. Entertainment Weekly liệt bộ phim này vào danh sách “10 bộ phim lãng mạn hay nhất mọi thời đại”.

Bộ phim được cho là nguồn cảm hứng với nhiều bộ phim lãng mạn hài hước khác và cũng giúp truyền bá nhiều ý tưởng về mối quan hệ tình cảm quen thuộc trong đời sống.

When Harry met Sally

Annie Hall

Annie Hall là bộ phim tình cảm hài lãng mạn đạo diễn bởi Woody Allen và đồng kịch bản với Marshall Brickman. Được sản xuất bởi Charles H. Joffe, Allen vào vai Alvy “Max” Singer – một chàng trai kể lại những lý do mà cuộc tình của mình thất bại với nhân vật nữ chính do Diane Keaton thủ vai, vốn được chỉnh sửa kịch bản sao cho phù hợp với chính con người cô.

Những hoạt cảnh chính của bộ phim được bấm vào ngày 19 tháng 5 năm 1976 ở South Fork, Long Island, và việc quay phim tiếp tục được thực hiện suốt 10 tháng sau đó. Allen miêu tả thành quả có được – đánh dấu lần đầu ông cộng tác với nhà quay phim Gordon Willis – là “bước ngoặt quan trọng”, khi trái ngược với những sản phẩm châm biếm và hài hước mà ông làm cùng chủ đề, đây lại là một sản phẩm được đầu tư ở một mức độ nghiêm túc hoàn toàn khác. Những khía cạnh chính của nội dung nhấn mạnh sự tương phản giữa New York và Los Angeles, những hình mẫu về người khác giới của nam và nữ, đặc tính của người Do Thái cũng như những yếu tố của phân tâm học và chủ nghĩa hiện đại.

Annie Hall được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Los Angeles vào tháng 3 năm 1977, không lâu trước khi chính thức ra mắt ngày 20 tháng 4 cùng năm. Bộ phim giành được vô số giải thưởng giá trị, đặc biệt là Giải Oscar cho phim hay nhất cùng 3 giải Oscar quan trọng khác: 2 cho Allen (Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản gốc xuất sắc nhất chia sẻ cùng Brickman) và 1 cho Keaton (Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất). Bộ phim cũng được trao 4 Giải BAFTA và Giải Quả cầu vàng, chủ yếu dành cho Keaton. Doanh thu theo thống kê ở thị trường Bắc Mỹ đạt 38.251.425 $, trở thành phim thành công đứng thứ tư của Allen, chưa tính lạm phát. Được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của thể loại hài kịch, Annie Hall được xếp thứ 31 trong Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ, thứ 4 trong Danh sách 100 phim hài của Viện phim Mỹ và thứ 28 trong danh sách “100 phim hài hước nhất” của Bravo. Cây bút Roger Ebert nhận xét “đây là sản phẩm của Woody Allen mà ai cũng ưa thích.”

Annie Hall

The Princess Bride

The Princess Bride (tạm dịch: Nàng dâu công chúa) là phim điện ảnh hài lãng mạn và kỳ ảo do Mỹ sản xuất năm 1987. Đạo diễn kiêm đồng sản xuất phim là Rob Reiner. Các diễn viên chính trong phim gồm Cary Elwes, Robin Wright, Mandy Patinkin, Chris Sarandon, Wallace Shawn, André the Giant và Christopher Guest.

Phim là câu chuyện cổ tích về nàng công chúa Buttercup và chàng nông dân Westley. Như bao thiếu nữ mới lớn, nàng công chúa thích hoạnh họe chàng trai chăn ngựa. Nhưng sau đó, họ nhận ra rằng đã phải lòng nhau. Chàng trai quyết định ra đi với ý chí thoát nghèo để xây dựng hạnh phúc lứa đôi.

Thế nhưng, số phận nghiệt ngã khi nàng nhận được hung tin chàng bị cướp biển giết còn bản thân bị hoàng tử Humperdink bắt về làm vợ….

The Princess Bride

Amelie

Cuộc đời tuyệt vời của Amélie Poulain (tiếng Pháp: Le Fabuleux Destin d’Amélie Poulain, tên tắt là Amélie) là bộ phim hài lãng mạn của Pháp, do Jean-Pierre Jeunet đạo diễn. Lấy bối cảnh ở Paris, phim kể câu chuyện về Amélie Poulain, một cô gái trong sáng, tốt bụng, với những kế hoạch tuy không lớn lao nhưng lại đem đến những thay đổi to lớn cho những người xung quanh.

Phim giành giải phim xuất sắc nhất tại Giải thưởng Phim châu Âu, giành được bốn giải César (bao gồm cả phim xuất sắc nhất và đạo diễn xuất sắc nhất), hai giải BAFTA (bao gồm Kịch bản gốc xuất sắc nhất), và được đề cử cho 5 giải Oscar, giành giải tại các liên hoan phim Tokyo và Karlovy Vary. Bộ phim đã được The New York Times chọn là một trong “1000 phim xuất sắc nhất mọi thời”, đặt số 2 của tạp chí Empire Magazine “100 phim hay nhất của điện ảnh thế giới”.

Amelie

It happened one night

It Happened One Night là một bộ phim hài Mỹ năm 1934, đạo diễn Frank Capra. Bộ phim xoay quanh một phụ nữ nổi tiếng (Claudette Colbert) cố gắng thoát khỏi cái bóng của cha mình, và yêu một chàng phóng viên tinh quái (Clark Gable). Phim được chuyển thể từ truyện Night Bus của Samuel Hopkins Adams.

Đây là bộ phim đầu tiên dành cả năm giải Oscar lớn (Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam chính xuất sắc nhất, Nữ chính xuất sắc nhất, Kịch bản hay nhất). Cho đến nay, chỉ có Bay trên tổ chim cúc cu (1975) và sau đó là Sự im lặng của bầy cừu (1991) là giành được vinh dự này. Năm 1993, It Happened One Night được chọn để bảo tồn trong Viện lưu trữ phim Quốc gia Mỹ vì tính “văn hoá, lịch sử và thẩm mĩ”. Bộ phim được làm lại năm 1956, bộ phim hài âm nhạc với tên You Can’t Run Away from It, vai chính Jack Lemmon và June Allyson.

It happened one night

Love Actually

Love Actually là một British 2003 Giáng sinh -themed phim hài lãng mạn phim được viết và đạo diễn bởi Richard Curtis . Nó có một dàn diễn viên, bao gồm chủ yếu là các diễn viên người Anh, nhiều người trong số họ đã làm việc với Curtis trong các dự án phim và truyền hình trước đó. Hầu hết được quay tại địa điểm ở London, kịch bản đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của tình yêu như được thể hiện qua mười câu chuyện riêng biệt liên quan đến nhiều cá nhân khác nhau, nhiều người trong số họ được cho là có mối liên hệ với nhau khi câu chuyện tiến triển. Câu chuyện bắt đầu năm tuần trước Giáng sinh và được diễn ra trong đếm ngược hàng tuần cho đến kỳ nghỉ, tiếp theo là phần kếtdiễn ra một tháng sau đó Đây là sự hợp tác quốc tế giữa Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Pháp.

Bộ phim được phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 11 năm 2003, nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Nó đã mở tại Vương quốc Anh một tuần sau đó, để đánh giá tích cực. Bộ phim là một thành công về doanh thu phòng vé, thu về $ 248 triệu trên toàn thế giới với kinh phí 40 $ 45 triệu. Nó đã nhận được một đề cử cho giải Quả cầu vàng cho Phim chuyển động hay nhất – Nhạc kịch hay Hài kịch. Thường xuyên được chiếu trong mùa Giáng sinh, bộ phim đã được chứng minh phổ biến với khán giả hơn các nhà phê bình, và nó đã được thảo luận là được cho là một mặt hàng chủ lực Giáng sinh thời hiện đại.

Love Actually

Notting Hill

Notting Hill là bộ phim hài hước lãng mạn Anh phát hành vào năm 1999, do Roger Michell làm đạo diễn và Duncan Kenworthy sản xuất. Được Richard Curtis viết kịch bản, phim kể về câu chuyện tình giữa William “Will” Thacker (Hugh Grant), một người chủ hiệu sách du lịch đã ly hôn và nữ minh tinh Hollywood, Anna Scott (Julia Roberts). Phim còn có diễn xuất của Rhys Ifans, Emma Chambers, Tim McInnerny, Gina McKee và Hugh Bonneville.

Lấy bối cảnh chính tại Notting Hill, Luân Đôn, phim bắt đầu khởi quay vào ngày 17 tháng 4 năm 1998. Sau khi ra mắt tại Odeon, Leicester Square, Universal Pictures phát hành Notting Hill rộng rãi vào ngày 28 tháng 5 năm 1999. Phim nhận được các phản hồi tích cực từ các nhà phê bình, giành đề cử giải Quả cầu vàng cho “Phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất”. Đây từng là bộ phim đạt doanh thu cao nhất của Anh, vượt ngưỡng 360 triệu đô-la Mỹ trên toàn cầu.

Notting Hill

Bridget Jone’s Diary

Nhật ký của Bridget Jones là một bộ phim hài lãng mạn năm 2001 của đạo diễn Sharon Maguire và được viết bởi Richard Curtis, Andrew Davies và Helen Fielding. Nó được dựa trên Fielding 1996 cuốn tiểu thuyết cùng tên, mà là một lối trình diễn của Jane Austen’s Pride and Prejudice. Bộ phim chuyển thể có sự tham gia của Renée Zellweger trong vai Bridget Jones, một phụ nữ độc thân 32 tuổi, người viết nhật ký tập trung vào những điều cô ấy muốn xảy ra trong cuộc đời mình.

Tuy nhiên, cuộc sống của cô thay đổi khi hai người đàn ông tranh giành tình cảm của cô. Colin Firth, Hugh Grant, Jim Broadbent và Gemma Jones được đặc trưng trong các vai phụ. Việc sản xuất bắt đầu vào tháng 8 năm 2000 và kết thúc vào tháng 11 năm 2000, và diễn ra phần lớn tại địa điểm ở London và các hạt gia đình.

Nhật ký của Bridget Jones được công chiếu vào ngày 4 tháng 4 năm 2001 tại Vương quốc Anh và được phát hành ra rạp vào ngày 13 tháng 4 năm 2001 tại Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Nó mở ra cho các đánh giá tích cực và doanh thu phòng vé khổng lồ, thu về hơn 280 triệu đô la trên toàn thế giới. Các nhà phê bình ca ngợi hướng đi của Maguire, kịch bản phim, giai điệu nhẹ nhàng của bộ phim và diễn xuất giật gân của Zellweger đã mang lại cho cô một đề cử cho giải Oscar cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất (một kỳ tích hiếm hoi khi đóng vai chính trong một bộ phim tình cảm). Trong những năm qua, nó đã được ca ngợi là một bộ phim đình đám cũng như một phần của Văn hóa Pop Anh với Bridget Jones được trích dẫn là Biểu tượng Văn hóa Anh.

Thành công của bộ phim đã tạo ra một thương hiệu Bridget Jones với hai phần tiếp theo thành công không kém được phát hành, Bridget Jones: The Edge of Reason (2004) và Bridget Jones’s Baby (2016).

Bridget Jone’s Diary

No Strings Attached

Yêu không ràng buộc (tựa tiếng Anh: No Strings Attached) là một bộ phim hài lãng mạn năm 2011 của Mỹ với đạo diễn Ivan Reitman và các diễn viên Natalie Portman và Ashton Kutcher. Bộ phim được phát hành tại Hoa Kỳ và Canada vào ngày 21 tháng năm 2011.

No Strings Attached là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật Emma và Adam. Cả hai quen nhau từ năm 14 tuổi – thời mà không ai trong số họ mảy may hiểu gì về thế giới tình dục của người lớn. Khi trưởng thành, họ nhiều lần tình cờ gặp lại nhau cho tới một ngày, Adam thức dậy trong căn hộ của Emma mà trên người không một mảnh vải. Tình huống hiểu lầm này đã dẫn tới một cuộc ân ái mặn nồng ngay sau đó trong phòng riêng của Emma. Cô đang học ngành y và luôn dị ứng với các mối quan hệ tình cảm, Adam cũng như vậy. Cả hai quyết định “đốt cháy” giai đoạn cưa cẩm, tán tỉnh thông thường để vươn tới hai từ “tình dục”, nhưng vẫn giữ chừng mực quan hệ bạn bè.

Còn Adam ưa thích những chuyện “tình một đêm” vì bực mình chuyện cha của anh – một ngôi sao truyền hình – hẹn hò với chính cô bạn gái cũ của anh. Adam và Emma lao vào một mối quan hệ đặc biệt – công khai qua lại nhưng không ràng buộc, tình dục không đòi hỏi trách nhiệm. Họ thoải mái, tự do, không có sự ghen tuông khi người này đi với người khác, không có những tin nhắn tình cảm hay những trò lãng mạn vẫn thường thấy ở các đôi tình nhân. Giữa họ dường như chỉ có duy nhất một từ – “sex”. Ban đầu, đây là một sự lựa chọn hoàn hảo để cả Adam và Emma thỏa mãn nhu cầu sinh lý.

Tuy nhiên, mọi chuyện trở nên phức tạp khi Adam mang… cảm xúc lên giường. Giờ cả hai phải đối mặt với một thứ tình cảm phức tạp mà chính họ cũng không hay biết đó có phải là tình yêu hay không. Phim đề cập tới vấn đề nóng hổi trong quan hệ giới trẻ hiện nay với một câu hỏi được đặt ra – “Liệu có thể tồn tại một mối quan hệ tình dục thuần túy, không tình yêu giữa hai người bạn?”. Phim khai thác một cách thẳng thắn về tình dục và tình yêu qua những câu thoại gần gũi, hành động táo bạo và cách xử lý tình huống rất đời thường. Xem No Strings Attached, khán giả sẽ cảm thấy rằng quả thực những người trẻ trong xã hội hiện đại tiếp cận với tình dục dễ dàng hơn là xây dựng một mối quan hệ tốn nhiều cảm xúc và thời gian. Tuy nhiên, không vì thế mà phim chỉ toàn cảnh nóng. No Strings Attached vẫn rất lãng mạn, hài hước và những trường đoạn nhạy cảm được tiết chế vừa phải để giữ cảm xúc cho người xem. Những tình huống, câu thoại gây bất ngờ chắc chắn sẽ khiến cho khán giả, đặc biệt là giới trẻ cảm thấy thích thú khi theo dõi.

No Strings Attached

You’ve Got Mail

You’re Got Mail là một bộ phim hài lãng mạn của Mỹ năm 1998 do Nora Ephron đạo diễn và có sự tham gia của Tom Hanks và Meg Ryan. Lấy cảm hứng từ vở kịch Parfumerie của Hungary năm 1937 bởi Miklós László (trước đó đã được chuyển thể vào năm 1940 với tên Cửa hàng quanh góc và năm 1949 với tên gọi Mùa hè cũ tốt ), nó được viết bởi Nora và Delia Ephron. Nó kể câu chuyện của hai người trong một mối tình lãng mạn trực tuyến mà không biết họ cũng là đối thủ kinh doanh. Nó đánh dấu cặp thứ ba của Hanks và Ryan, người trước đây đã xuất hiện cùng nhau trong Joe Versus the Volcano (1990) và Mất ngủ ở Seattle (1993).

Câu chuyện về hai người sống ở New York quen nhau trên mạng và rất cảm mến nhau. Nhưng ở đời thường, họ không ngờ lại là đối thủ của nhau: Anh là ông chủ tiệm sách lớn. Cô là chủ tiệm sách nhỏ và họ đối đầu trong việc cạnh tranh… Và rồi, anh phát hiện ra nàng chính là người mình quen trên mạng…

You’ve Got Mail

Bạn không còn băn khoăn khi lựa chọn xem phim nữa chưa? Hãy thưởng thức những món ăn tinh thần mà chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn nhé. Chúc bạn và người thân có những phút giây thật vui vẻ và ấm áp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *