Nga không chỉ nổi tiếng với phong cảnh đẹp, ẩm thực phong phú mà nền điện ảnh của xứ sở Bạch Dương cũng rất phát triển, không thua kém điện ảnh Hollywood. Ít … xem thêm…ai có thể biết về những bộ phim Nga đã trở thành kinh điển, từng gắn bó với đời sống văn hóa – tinh thần của một thế hệ khán giả Việt Nam ở những thập kỷ trước. Toplist xin giới thiệu tới các bạn muốn tìm hiểu điện ảnh nước Nga qua 10 bộ phim Nga hay nhất mọi thời đại ngay sau đây.
Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc (1975)
Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc là một bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mikhail Sholokhov khai thác đề tài cuộc “Chiến tranh vệ quốc”. Phim kể về Trung đoàn bộ binh Xô Viết đã hy sinh số lượng lớn quân khi chiến đấu với Đức vào tháng 7/1942 sau đó phải rút lui về phía Stalingrad. Trên đường rút lui những người lính ấy phải nhận thái độ ghét bỏ, lạnh lùng của người dân vì họ cho rằng những người lính đã bỏ mặc dân chúng rơi vào tay quân Đức.
Tuy vậy, sự thực là những người lính ấy thực tế đã chiến đấu rất ngoan cường trên đường rút lui. Dù đã rút lui, quân số của họ vẫn thiệt hại rất nhiều trong quá trình lui quân vì những đợt tiến công của kẻ thù. Sự đau khổ trước lệnh rút lui, đau khổ cho số phận đất nước, đau khổ vì đồng đội hy sinh, đau khổ vì bị ghét bỏ, ghẻ lạnh, nhưng “họ đã chiến đấu vì Tổ quốc” trong mọi hoàn cảnh.
Được đánh giá là một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất về đề tài chiến tranh Vệ quốc, từ một tiểu thuyết còn chưa kịp hoàn thành của nhà văn Mikhail Sholokhov, Đạo diễn tài năng Sergey Bondarchuk đã chuyển thể thành công một tác phẩm văn học cũng thuộc loại xuất sắc nhất về đề tài chiến tranh Vệ quốc thành bộ phim màn ảnh rộng mà vẫn giữ được hầu hết các nguyên tắc quan trọng phong cách sử thi Sholokhov. Đó là: không có ai là nhân vật anh hùng, chỉ có những người lính bình dị, khiêm nhường, thậm chí hễ nhắc đến “chiến tranh” là run bắn mình mẩy.
Chỉ có Sergey Bondarchuk, bằng khả năng sáng tạo và tư duy nghệ thuật nhạy bén đã dàn dựng được một không gian chiến trường với đủ mọi gam màu chết chóc, khói lửa, thế mà giữa những làn đạn giằng xé sự sống còn vẫn lấp lánh tinh thần lạc quan người chiến sĩ và không thể thiếu chất trữ tình thiên nhiên trong sự hùng vĩ của những đồng cỏ trải rộng ven sông Đông, những người nông dân Kozak hồn hậu, cứng cỏi và cuộc sống khốn khó giữa hai chiến tuyến của họ… Bộ phim tập hợp những gương mặt ưu tú nhất của màn ảnh Soviet thập niên 60 – 70 thế kỷ XX, những tên tuổi lừng lẫy như Vasily Shukshin, Vyacheslav Tikhonov, Yuri Nikulin và Sergey Bondarchuk?
Bài ca khinh kỵ binh (1962)
Phim Bài ca khinh kỵ binh của Liên Xô được sản xuất vào năm 1962 tại hãng Mosfilm – đơn vị đã được nhận huân chương Lênin – do Eduard Ryazanov đạo diễn theo vở kịch của Alexander Gladkov “Đã lâu – lâu lắm rồi”. Mùa hè 1812. Có anh chàng thiếu úy khinh kỵ binh Dmitry Rzhevskiy đến lãnh địa của vị thiếu tá đã về hưu Azarov. Anh đã bị đính hôn vắng mặt với cô cháu của vị thiếu tá và không vui vẻ gì lắm với cuộc gặp gỡ sắp tới với vị hôn thê của mình, trong khi tưởng tượng ra cho mình một cô nàng kiểu cách õng ẹo, chạy theo mốt.
Nhưng Shurochka lại được giáo dục bởi hai vị giáo dưỡng già là ông bác – thiếu tá và người cần vụ đã thay thế vú em cho cô – đã học cưỡi ngựa một tuyệt vời, biết đấu kiếm. Mong muốn cho ông bác thấy bộ quần áo cho hội hóa trang cho lễ hội sắp tới, cô chạy vào vườn trong bộ quân phục của hạ sỹ quan, gặp ngay trước mũi mình người chồng chưa cưới. Rzhevskiy cứ ngỡ Shurochka là họ hàng với vợ chưa cưới của mình và cố tìm hiểu xem cô này ngu dốt và õng ẹo đến đâu.
Kiểu đối xử có tính định kiến như thế này đã làm cô gái giận dữ và cô quyết định trả thù anh một cách nhẹ nhàng. Khi gặp nhau, Shurochka cố hết sức và thích thú đóng vai một nàng xinh đẹp không gì xa xôi, đầu nàng đặc những tiểu thuyết đang thịnh hành, việc khâu vá và những mơ mộng về “tình yêu lý tưởng”.
Cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt và nhiều mất mát. Shurochka, để tưởng nhớ về việc đánh cuộc, lúc đầu mặc quân phục của chính người cần vụ của mình và ngả vào ngực viên thiếu úy, và sau đó đón tiếp anh trong quân phục của hạ sỹ quan và nhắc cho Rzhevskiy về lời hứa cưới cô gái được cứu. Tuy nhiên anh đã tuyên bố rằng Azarov không thể cưới một chàng trai: vụ đấu súng của họ vẫn chưa kết thúc. Thiếu tá Azarov xuất hiện và lật bài ngửa: vị hạ sỹ quan dũng cảm kia không phải là cháu trai mà là cháu gái của ông. Rzhevskiy thừa nhận yêu Shurochka, và chuyện tình này đã kết thúc có hậu. Bộ phim hài này đã được nhận huân chương Lênin cao quý. Bộ phim hài âm nhạc này xứng đáng với khán giả để có nó trong danh sách đặc biệt của riêng mình.
Mát-xcơ-va không tin vào nước mắt (1981)
Moskva không tin những giọt nước mắt là một bộ phim tâm lý – tình cảm, có phần lãng mạn của đạo diễn Vladimir Menshov, ra mắt năm 1979. Phim đã giành được giải Oscar cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Truyện phim kể về ba người bạn gái, từ tỉnh lẻ lên Moskva lập nghiệp vào cuối thập niên 1950. Mỗi người một số phận, tuỳ theo cá tính của mình. Antonina bằng lòng với nghề thợ sơn của mình, yêu và kết hôn với anh công nhân người Moskva làm cùng công trường, sống cuộc đời bình dị. Ludmila, ngược lại, a coi cuộc sống ở Moskva là một cuộc xổ số lớn, nơi có thể gặp may mắn lấy được người giàu có, nổi danh, và cô sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được điều đó.
Người chồng của cô là một cầu thủ khúc côn cầu nổi tiếng, vốn hiền lành, nhưng sau đổ đốn vì rượu chè. Nhân vật trung tâm Katerina, một cô gái đầy chí tiến thủ, vừa làm thợ máy vừa học để thi vào đại học. Katerina một mình nuôi con, vừa làm vừa học. Hai mươi năm sau, anh người yêu cũ vẫn làm nghề quay phim truyền hình và thất bại trong cuộc sống gia đình, một lần đi làm phóng sự tình cờ gặp lại Katerina, lúc này đã là một phụ nữ thành đạt, giám đốc một xí nghiệp liên hiệp lớn, sống với cô con gái Aleksandra đã là thiếu nữ trưởng thành. Đến lượt Katerina từ chối lời cầu xin của Rodia, bởi cô đã tìm được nửa đích thực của mình…
Vào năm 1980, bộ phim “Moskva không tin vào những giọt nước mắt” vinh dự giành được giải Oscar – giải thưởng điện ảnh cao quý nhất trên thế giới. Ban đầu, kịch bản bộ phim vốn là một tác phẩm dự thi chiếm giải ba trong cuộc vận động sáng tác về Moskva. Tác giả kịch bản đưa cho đạo diễn mới vào nghề Vladimir Menshov đọc thử và đề nghị làm phim vì trước đó, các nhà đạo diễn tên tuổi đều từ chối.
Ngay trong năm đầu công chiếu, đã có 85 triệu người ở Liên Xô đến rạp xem bộ phim. Hơn 100 nước đã mua bản quyền, ở Mỹ, bộ phim đã chiếm ngôi đầu bảng về doanh thu: được mua với giá 50 ngàn USD, trong vòng một năm nó đã mang về 2,5 triệu tiền vé – một con số rất lớn thời ấy. Nhân đây, cũng nói thêm là bộ phim chỉ tốn kém 550 ngàn rúp. Bộ phim được công chiếu trên toàn thế giới, diễn ra những buổi chiếu ra mắt trọng thể, nhưng có một người luôn vắng mặt là đạo diễn Menshov…
Thời thơ ấu của Ivan (1962)
Thời thơ ấu của Ivan là một bộ phim tâm lý của đạo diễn Andrey Tarkovsky khai thác đề tài chiến tranh Vệ quốc. Dựa trên một câu chuyện của nhà văn Vladimir Bogomolov, đây là bộ phim đầu tay trong vai trò đạo diễn của Andrey Tarkovsky. Kể từ khi ra mắt, bộ phim đã đoạt nhiều giải thưởng cao quý tại các liên hoan phim quốc tế và trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Phim lấy bối cảnh là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, kể về Ivan khi đó 12 tuổi, trở thành một lính trinh sát.
Người mẹ yêu dấu của cậu đã bị chiến tranh cướp đi nên cậu căm thù quân giặc và nung nấu khát khao trả thù. Trong tâm hồn người lính 12 tuổi ấy, chỉ có những giấc mơ là giúp cậu trở lại đúng với tuổi của mình, trở lại thời ấu thơ hạnh phúc. Nhưng khi tỉnh khỏi những giấc mơ ấy, Ivan biết rằng ngày chiến thắng vẫn còn rất xa…
Ivanovo detstvo (Thời Thơ Ấu Của Ivan – 1962) là phim đầu tiên của đạo diễn Andrey Tarkovsky, phim đoạt giải Sư Tử Vàng tại LHP Venice và nhiều giải thưởng khác. Đối với con người, khi chiến tranh diễn ra, họ nghĩ rằng chiến tuyến sẽ phân thành 2 bên, phe ta và phe địch, như 2 bên của con sông trong phim; nhưng đối với đạo diễn Andrey Tarkovsky thì không phải vậy, cũng sẽ có 2 bên, bên này bao gồm tất cả nhân loại, còn bên kia là nơi mà chúng ta để lạc mất tình yêu thương, giống như những phát pháo sáng được bắn ra; nếu chúng ta bước sang bờ bên kia, thứ chúng ta tìm được chỉ là xác chết, nếu chúng ta mang theo phụ nữ hoặc trẻ em, chúng ta sẽ lạc mất họ. Hãy nhìn những phát pháo sáng được bắn lên cao, nó bùng cháy và rơi xuống, đó là thứ “ánh sáng” được tạo ra cho mục đích giết người.
Hổ trắng (2012)
Hổ trắng là một bộ phim khai thác đề tài về cuộc Chiến tranh vệ quốc của đạo diễn Karen Shakhnazarov, ra mắt năm 2012. Trong những năm cuối cùng của Thế chiến II, khi mà ở chiến trường Xô-Đức, Liên Xô tấn công với sức áp đảo không thể ngăn nổi. Bỗng nhiên, trên mặt trận xuất hiện một chiếc xe tăng màu trắng của Đức bất khả xâm phạm, thường bất ngờ xuất hiện, tiêu diệt rất nhiều thiết giáp của Hồng quân rồi biến mất. Cả 2 phía không ai có thể xác nhận cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của nó.
Mặc dù vậy, Nguyên soái Zhukov vẫn ra lệnh thành lập một tổ T-34 tìm cách săn lùng và tiêu diệt chiếc xe tăng ma quái đó. Tổ tăng gồm những chiến sĩ đặc biệt, mà đặc biệt nhất là người trưởng xe. Anh gần như hoàn toàn bị đốt cháy trong một trận chiến trước đó, khi mà tấn cả đơn vị của anh không còn ai sống sót. Anh phục hồi lại một cách kỳ diệu và trở lại chiến đấu, nhưng lại không thể nhớ gì về quá khứ. Bù lại, anh lại có một khả năng đặc biệt là có thể hiểu được ngôn ngữ của xe tăng. Ngoài ra, anh cũng có một ý chí sắt đá, quyết tâm tiêu diệt chiếc xe tăng Đức, mà theo anh, đó chính là hiện thân của chiến tranh, tàn khốc và máu lửa.
Phim được quay trong vòng 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2011. Các cảnh quay được thực hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là phân cảnh ở ngôi làng diễn ra cuộc đối đầu giữa hai xe tăng, phân cảnh ở một thành phố đổ nát tại châu Âu được đoàn làm phim tạo dựng hoàn toàn và phân cảnh nơi diễn ra lễ ký văn kiện đầu hàng.
Chiếc Tiger I trong phim được đoàn làm phim chế tạo mô hình theo tỷ lệ hình dáng 1:1 với một động cơ diesel máy kéo, cho phép nó đạt tốc độ 38 km/h tương tự như bản gốc, và một khẩu súng giả với một thiết bị mô phỏng bắn, với hình dáng giống hệt súng 8,8 cm KwK 36 của Đức, được trang bị trên xe tăng Tiger thật. Các mô hình xe tăng khác trong phim đều do các xe tăng T-54 và IS-3 đóng giả. Toàn bộ khâu hậu kỳ của phim được hãng Mosfilm thực hiện trong vòng 4 tháng, từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012, bao gồm cả việc xử lý kỹ xảo đồ họa và âm thanh.
Andrei Rublev
Andrei Rublev được xem là một trong những tác phẩm nổi danh của đạo diễn tài năng Andrei Tarkovsky, tác phẩm mang màu sắc chủ nghĩa hiện sinh và gây nhiều tranh cãi.
Bộ phim dựa trên cuộc đời của Andrey Rublyov, họa sĩ Nga vĩ đại thế kỷ 15. Chủ đề bộ phim liên quan tôn giáo và mơ hồ chính trị nên ngoài một buổi chiếu duy nhất tại Moscow, chỉ một phiên bản đã cắt xén được chiếu tại Liên Xô 1971, sau đó một số bản khác cắt xén khác. Phải đến năm 1987 bộ phim mới công chiếu chính thức trở lại. Tuy nhiên phim được hoan nghênh tại nhiều nước, nhận Giải thưởng FIPRESCI tại Liên hoan phim Cannes năm 1969, giải thưởng Leon Moussinac năm 1970 của các nhà phê bình phim của Pháp cho bộ phim nước ngoài tốt nhất, Viện Hàn lâm Pháp trao giải cho nữ diễn viên Irma Rausch nữ diễn viên nước ngoài hay nhất vào năm 1970 và một số giải khác.
Phim kể về giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ 15, Andrei Rublev là một họa sĩ chuyên vẽ tranh thánh cho các nhà thờ Chính Thống Giáo ở Nga, anh ấy sống và phục vụ trong một tu viện nhỏ, Andrei là một họa sĩ trẻ tài năng, trong lần tình cờ, Kirill – bạn của anh ấy gặp được một họa sĩ tiền bối danh tiếng và được đề nghị theo ông ấy hoàn thành các bức họa trong những nhà thờ theo yêu cầu của đại hoàng tử Nga, nhưng sứ giả đã nhầm lẫn khi mời Andrei chứ không phải Kirill.
Phim được bắt đầu bằng cảnh người đàn ông đang bị đám đông đuổi bắt, anh ta chạy đến nơi mà những người bạn đang chế tạo khinh khí cầu, sau đó anh ta leo lên khinh khí cầu để trốn thoát, anh ta bay được một quảng rồi rơi xuống vì khinh khí cầu bị xì hơi do nó được chế tạo từ nhiều mảnh chấp vá lại với nhau. Phim nằm trong 100 tác phẩm điện ảnh hay nhất điện ảnh thế giới theo bình chọn của tạp chí Empire năm 2010.
White Sun of the Desert – Mặt trời trắng trên sa mạc
Phim Mặt Trời Trắng Trên Sa Mạc kể về chiến sĩ Hồng quân Fedor Sukhov, cứu những người đẹp trong hậu cung của tên trùm phiến loạn Abdulla tại một nước Trung Á trong cuộc nội chiến thập niên 1920. Suốt 4 thập niên qua nó luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong số những phim được yêu thích nhất của Nga và các nước trong Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG). Đây là bộ phim thuộc thể loại phiêu lưu, hành động nhưng không kém phần hài hước.
Phim đoạt giải thưởng Nhà nước Nga năm 1998. Sự pha trộn giữa hành động, hài kịch, âm nhạc và chính kịch, cũng như những trích dẫn đáng nhớ, đã làm nên thành công vang dội tại phòng vé Nga và giữ được sự tán thưởng cao trong nước. Bài hát chủ đề chính của nó, “Your Noble Highness Lady Fortune”đã trở thành một hit. Bộ phim được các phi hành gia theo dõi trước khi hầu hết các vụ phóng vào không gian như một nghi lễ cầu may. Bối cảnh là bờ đông của Biển Caspi, nơi người lính Hồng quân Fyodor Sukhov đã chiến đấu trong Nội chiến ở Nga châu Á trong một số năm.
Bộ phim mở đầu bằng một cảnh quay toàn cảnh về một vùng nông thôn Nga yên bình. Katerina Matveyevna, vợ yêu của Sukhov, đang đứng trên một cánh đồng. Đánh thức khỏi giấc mơ ban ngày này, Sukhov đang đi bộ qua sa mạc Trung Á – một sự tương phản hoàn toàn với quê hương của anh.
Anh ta tìm thấy Sayid bị chôn vùi trong cát. Sayid, một người Trung Á khắc khổ, đến giải cứu Sukhov trong những tình huống khó khăn trong suốt bộ phim. Sukhov giải thoát Sayid, và họ có một mối quan hệ thân thiện nhưng kín kẽ. Trong khi đi du lịch cùng nhau, họ bị cuốn vào một cuộc chiến trên sa mạc giữa một đơn vị kỵ binh Hồng quân và quân du kích Basmachi. Chỉ huy đơn vị kỵ binh, Rakhimov, rời đến hậu cung Sukhov, nơi đã bị thủ lĩnh Abdullah của Basmachi bỏ rơi để bảo vệ tạm thời. Anh ta cũng để một người lính Hồng quân trẻ, Petrukha, hỗ trợ Sukhov trong nhiệm vụ và tiến hành truy đuổi Abdullah đang chạy trốn…
The Dawns Here Are Quiet – Và nơi đây bình minh yên tĩnh
The Dawns Here Are Quiet – Và nơi đây bình minh yên tĩnh là bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của của nhà văn Liên Xô Boris Vasilyev. Đây là bộ phim thuộc thể loại hành động. Phim đoạt giải thưởng Komsomol Lenin năm 1974-1975, giải lưu niệm Liên hoan phim quốc tế tại Venice năm 1972 và nhiều giải thưởng danh giá khác. Bộ phim kể về một vùng hậu phương xa tiền tuyến, Hồng quân vào năm 1941 quyết định thành lập một tiểu đội pháo cao xạ toàn nữ để bảo vệ vùng trời Karelia.
Chỉ huy nhóm chiến sĩ nữ này là Vaskov, sĩ quan dự bị duy nhất còn lành lặn mà chưa bị điều ra tiền tuyến. Sau những khó khăn làm quen ban đầu, viên sĩ quan cứng nhắc bắt đầu hòa nhập được với những người lính trẻ trung của mình, họ sống trong cảnh bình yên không hề có tiếng súng trong khi cả đất nước khi đó đang ở vào thời khắc hiểm nghèo nhất của chiến tranh.
Một ngày, các chiến sĩ nữ của Vaskov phát hiện dấu vết của hai lính dù Đức Quốc xã ở khu rừng gần nơi đóng quân của đơn vị. Vaskov quyết định dẫn năm chiến sĩ nữ là Komelkova, Brichkina, Osyanin, Chetvertak, Gurvich đi sâu vào rừng để ngăn chặn âm mưu phá hoại của người Đức. Nhưng tới vị trí phục kích, họ bất ngờ phát hiện ra rằng mình phải đối mặt không chỉ với hai, mà là cả một tiểu đội 16 lính dù Đức thiện chiến và được trang bị mạnh gấp bội. Vaskov quyết định cử một thành viên trong nhóm trở về báo tin còn anh cùng bốn chiến sĩ còn lại tiếp tục phục kích chỉ bằng súng trường và vài quả lựu đạn với hy vọng sẽ chờ được tiếp viện.
Vaskov không ngờ rằng cô gái anh cử đi đã không bao giờ đến được đích, cô bị lạc và chết đuối trong vùng bùn lầy giữa rừng. Nhóm 5 chiến sĩ Hồng quân vừa đánh tỉa, vừa rút lui nhưng cũng không tránh khỏi thương vong, lần lượt từng cô gái của Vaskov hy sinh, chỉ còn lại một mình, Vaskov đã lừa được hai tên lính Đức cuối cùng tự trói trước khi lả đi vì vết thương nặng. Phim kết thúc bằng chuyến viếng thăm của Vaskov cùng người con trai nuôi tới chiến trường xưa 20 năm sau cuộc chiến đấu cũ.
The Cranes are Flying – Khi đàn sếu bay qua
Khi đàn sếu bay qua không chỉ là bộ phim xuất sắc về Thế chiến II mà còn là phim kinh điển của thế giới. Khi ra mắt hơn nửa thế kỷ trước, tác phẩm giành giải Cành Cọ Vàng ở LHP Cannes (Pháp), là phim duy nhất của Liên bang Xô viết thắng giải này. Năm 2008, phim được hiệp hội phê bình Nga đánh giá hay nhất trong 50 năm thời kỳ đầu điện ảnh Nga. Phim của đạo diễn Mikhail Kalatozov cũng khởi động kỷ nguyên rực rỡ điện ảnh Nga làm về đề tài Thế chiến II. Bộ phim kể về một gia đình Xô Viết. Trụ cột của gia đình là bác sĩ Fyodor Ivanovich.
Ông sống cùng con trai Boris và con gái là Irina. Mẹ của Fyodor và cháu trai Mark cũng sống cùng họ. Bộ phim xoay quanh người yêu của Boris, Veronica, và những chuyện cô đã trải qua trong chiến tranh. Boris thường gọi cô là Belka (con sóc). Theo tiếng gọi của chiến tranh, cùng lời kêu gọi sự nhiệt tình và lòng yêu nước của quê hương, Boris tình nguyện ra trận chống lại quân xâm lược. Veronica rất buồn vì điều này. Boris bị bắn chết ở đầm lầy, khi đang cứu một binh sĩ khác. Tuy nhiên, người ta chỉ thông báo là Boris đã mất tích trong trận chiến, không để Veronica lẫn gia đình anh biết rằng anh đã hy sinh.
Quân đội Đức bắt đầu tấn công ồ ạt, các gia đình bị khủng bố bằng bom vào ban đêm. Họ phải ẩn náu trong đường hầm dưới thành phố. Trong lúc chiến sự, Veronica rời khỏi nhà, khi cô trở lại thì toà nhà đã bị phá huỷ. Toàn bộ khu nhà đã mất hết, không có tin tức gì về bố mẹ của Veronica, vì vậy Fyodor Ivanovich mời cô về sống cùng gia đình mình. Mark, người đã đeo đuổi Veronica từ lâu, có trách nhiệm chăm sóc, ở bên cạnh bầu bạn với cô, nâng đỡ tinh thần cô. Hiển niên là Mark yêu Veronica, nhưng cô luôn từ chối anh, vì cô vẫn đang đợi Boris trở về.
Tuy nhiên, khi Veronica ở một mình với Mark trong lúc quân Đức ném bom, mọi thứ đều không nhìn được rõ ràng, hắn đã chiếm đoạt Veronica. Cô thấy nhục nhã khi phải cưới hắn, và cả gia đình đều tin rằng cô đã phản bội Boris… Vai diễn của minh tinh quá cố Tatiana Samoilova được giới phê bình châu Âu nồng nhiệt ca ngợi. Cô được ví là biểu tượng nữ giới thanh khiết và diễn xuất chân thực mang hồn Nga.
Seventeen Moments of Spring – Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân
Seventeen Moments of Spring – Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân là một bộ phim truyền hình dài tập của Liên Xô, trình chiếu lần đầu năm 1973. Phim được làm tại xưởng phim Gorky, do Tatyana Lioznova đạo diễn và dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Yulian Semyonov. Phim được chia làm 12 tập với mỗi tập có độ dài khoảng 70 phút và cả phim có thời lượng khoảng 840 phút.
Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân kể về cuộc đời của Isaev – một điệp viên người Nga, hoạt động tại Đức với tên giả là Stirlitz do diễn viên Soviet Vyacheslav Tikhonov đóng. Nội dung phim tập trung vào hoạt động của Isaev trong mười bảy ngày cuối cùng trước khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Các vai diễn chính khác do Leonid Bronevoy, Oleg Tabakov, Rostislav Plyatt và Vasily Lanovoy đảm nhận.
Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô Viacheslav Tikhonov – thần tượng của hàng triệu khán giả yêu điện ảnh ở nước Nga và thế giới, diễn viên thủ vai người tình báo Xô viết Stirlits trong phim Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân – đã từ trần tại Matxcơva ngày 4-12 sau một thời gian ngắn nhập viện.
Trên thực tế ông được hàng triệu người dân nước Nga yêu mến, không chỉ bởi tài năng diễn xuất, mà bởi vì ông là một con người có sức lôi cuốn lạ thường, một trí thức trời sinh với một tâm hồn lớn lao. Viacheslav Tikhonov là ngôi sao điện ảnh Liên Xô được nhiều thế hệ khán giả hâm mộ. Không chỉ là một nghệ sĩ lớn đã thể hiện xuất sắc các vai diễn của mình, trong đời thực Tikhonov là một con người trí thức tế nhị, thanh nhã, một triết gia sâu sắc. Với vai người chiến sĩ tình báo nổi tiếng Isaev-Stirlits trong Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân, Tikhonov được tặng giải thưởng nhà nước Nga.
Những bộ phim này kể về chiến tranh, cuộc sống và con người nước Nga, đã một thời gắn bó với đời sống tinh thần của nhiều thế hệ Việt Nam. Những thước phim không mới nhưng qua đó cho khán giả những bài học ý nghĩa về chiến tranh và cuộc sống tươi đẹp. Hãy lựa chọn cho riêng mình một bộ phim thích hợp và cùng tận hưởng với gia đình các bạn nhé.