Danh sách 10 phim thần thoại hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ là một trong 10 danh sách những phim hay nhất của điện ảnh nước này, danh sách này do Viện phim Mỹ … xem thêm…bầu chọn. Ngoài top 10 phim Thần thoại, danh sách này còn bao gồm các thể loại như: Phim hoạt hình, phim tình cảm hài, phim miền Tây, phim thể thao, phim trinh thám, phim khoa học viễn tưởng, phim hình sự, phim tòa án, phim sử thi… Với công nghệ kỹ xảo điêu luyện và hoành tráng, Hollywood đã thật sự mang đến cho khán giả một thế giới thần thoại trực quan và đầy sức cuốn hút. Hãy cùng xem 10 bộ phim dưới đây nhé.
The Wizard of Oz 1939 (Phù thủy xứ Oz 1939)
Phim kể về cô bé mồ côi Dorothy Gale, trong một lần tình cờ, cô lạc vào xứ sở thần tiên Oz nằm ở bên ngoài cầu vồng. Tại đây, trong cuộc phiêu lưu của mình, cô bé đã kết bạn với Bù Nhìn Scarecrow, Người Thiếc Tin Man và chú sư tử nhút nhát Cowardly Lion. Cùng với những người bạn của mình, cô bé phải chống lại mụ phù thủy ác phương Tây Miss Almira Gulch, nhưng dưới sự trợ giúp của Glinda – Phù thủy tốt phương Bắc Good Witch of the North và phù thủy xứ Oz Wizard of Oz (Frank Morgan) đầy quyền năng, cô bé đã đánh bại được mụ phù thủy ác. Dorothy được trở về nhà và những người bạn của cô cũng được ban những món quà như mong ước.
The Wizard of Oz là một bộ phim ca nhạc giả tưởng của Mỹ năm 1939 do Metro-Goldwyn-Mayer sản xuất. Được nhiều người coi là một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại, đây là bộ phim chuyển thể thành công nhất về mặt thương mại từ tiểu thuyết giả tưởng dành cho thiếu nhi năm 1900 của L. Frank Baum, The Wonderful Wizard of Oz. Được đạo diễn chính bởi Victor Fleming, bộ phim có sự tham gia của Judy Garland trong vai Dorothy Gale cùng với Ray Bolger, Jack Haley và Bert Lahr. Nó đã được đề cử cho sáu giải Oscar, bao gồm cả Phim hay nhất, nhưng để thua Cuốn theo chiều gió, cũng của đạo diễn Fleming. Nó đã chiến thắng ở hai hạng mục khác: Bài hát gốc hay nhất cho “Over the Rainbow” và Bản nhạc gốc hay nhất của Herbert Stothart. Năm 1989, nó được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ chọn là một trong 25 phim đầu tiên được lưu giữ trong Cơ quan đăng ký phim quốc gia vì “có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử hoặc thẩm mỹ”. Đây cũng là một trong số ít những bộ phim được UNESCO công nhận là Ký ức Thế giới.
The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (Chúa tể của những chiếc nhẫn – hiệp hội bảo vệ nhẫn)
The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring là phần đầu tiên trong 3 phần của loạt phim The Lord of the Rings. Phim kể về hành trình tới ngọn núi lửa tới núi Doom ở Mordo với mục đích phá hủy chiếc nhẫn quyền lực của cậu nhóc Hobbit Frodo, điều đó nhằm tránh nó rơi vào tay của chúa tể Sauron, ngăn chặn hắn thống trị cùng Middle-earth. Đồng hành cùng Frodo gồm có Samwise “Sam” Gamgee, Meriadoc “Merry” Brandybuck, Peregrin “Pippin” Took là những người Hobbit như cậu, Gandalf Xám, Aragorn và Boromir (Loài người), Gimli (Người lùn) và Legolas (Tộc tiên). Chúa tể của những chiếc nhẫn là sự kết hợp với nhau và sự lựa chọn của họ cũng khác nhau. Họ tranh giành chiếc nhẫn báu vật mà ai cũng muốn sở hữu. Đó là Trung Địa (Trung Quốc) đối với những người đàn ông (con người). Người đàn ông (con người), người Hobbit (người lùn), người lùn người lùn có chiều dài). Elf (khỏe như thế), Pháp sư (pháp sư), Ent (tinh tinh), Yêu tinh (tinh tinh), Orc, Uruk-hai, Warg, Eagle …. Nó đã trở thành bộ phim fantasy ăn khách nhất mọi thời đại.
Hãng phim New Line Cinema bắt đầu chuyển thể The Lord of the Rings từ năm 2001. Nó được làm thành ba phần tương ứng với truyện. Khi được chuyển thể lên điện ảnh, bộ phim đã khiến người xem choáng ngợp với các trận chiến hoành tráng. Chúa tể của những chiếc nhẫn trở thành tượng đài của điện ảnh Thế giới. Nó đạt tổng cộng 17 Oscar. Trong đó riêng phần 3: The Return of the King đã chiến thắng 11 Oscar. Ngoài ra, nó còn đạt phim hay nhất năm. Đây là hạng mục cao quý nhất mà rất hiếm khi được trao cho các phim fantasy. Phim do đạo diễn tài năng Peter Jackson thực hiện, bộ phim đã giành được 4 giải Oscar ở 4 hạng mục là: Quay phim xuất sắc nhất, kỹ xảo xuất sắc nhất, hóa trang xuất sắc nhất và nhạc phim hay nhất.
It’s a Wonderful Life (1946)
Phim được chuyển thể từ truyện ngắn The Greatest Gift của nhà văn Philip Van Doren Stern. Phim do đạo diễn Frank Capra thực hiện. Bối cảnh của bộ phim là Bedford Falls (Một thị trấn không có thật), sau chiến tranh thế giới thứ 2. Bộ phim nói về cuộc đời của George Bailey (James Stewart), người từ khi sinh ra cho đến lúc lập gia đình chưa một lần bước chân rời khỏi thị trấn quê hương Bedford Falls của mình, mặc dù từ khi còn bé anh đã nuôi tham vọng đi khắp nơi trên thế giới. Anh nói: “Có ba âm thanh quyến rũ nhất thế giới, đó là tiếng động cơ tàu lửa, tàu thủy và máy bay.” Vì những âm thanh đó báo hiệu rằng ta sẽ rời khỏi nơi này để đến nơi khác, khám khá cuộc sống mới và vùng đất mới. Nhưng cứ mỗi khi anh sắp thực hiện được ước mơ của mình thì một biến cố nào đó lại xảy ra và giữ anh lại với thị trấn quê hương anh để giúp đỡ mọi người.
Đạo diễn Frank Capra đưa ra cho ta một cái nhìn rất rõ ràng giữa thiện và ác hay nói đúng hơn giữa lòng tham và sự khoan dung. Câu chuyện giản dị, giàu tình cảm, những tình tiết hài hước được cài cắm khéo léo. Mỗi cá tính được điển hình hoá, mỗi tính cách được thể hiện nổi bật ở vai trò của mình trong bộ khung tổng thể của cuộc sống. Sự tương phản giữa thiện và ác, giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa tuyệt vọng và tình người được nhấn mạnh một cách xuất sắc. Trong một cuộc đời, luôn luôn có những lúc ta cảm thấy như đang chìm trong địa ngục, những địa ngục ở trần gian, nhưng không vì thế mà ta vô trách nhiệm từ bỏ cuộc sống của ta, George Bailey đã sống một cuộc đời cống hiến, đã dành được rất nhiều tình cảm của mọi người, “Chúng ta sẽ không là những kẻ thất bại nếu chúng ta có bạn”.
Không ai cần phải tranh cãi xem bộ phim nói về điều gì, có hay như mong đợi hay không vì bộ phim của Frank Capra đã chứa đựng sự tinh tế của một tâm hồn biết rung động trước cái đẹp, cái đẹp của cuộc sống, của tình yêu, tình bạn. Giống như Casablanca, “It’s a wonderful life” là một bộ phim sống mãi với thời gian, phù hợp với mọi thời đại, không bao giờ bị cũ vì tư tưởng xuyên suốt phim là thứ tư tưởng thuần nhất của con người.
King Kong (1933)
Năm 1933, bộ phim đầu tiên về King Kong ra mắt dưới định dạng phim đen trắng với sự tham gia của Far Wray và Robert Amstrong. Bộ phim có kinh phí thực hiện là 670,000 đô la Mĩ và trong năm 1933 đã mang về cho nhà sản xuất doanh thu 6,206,460 đô la Mĩ. Đây quả là một tỉ lệ chênh lệch đáng mơ ước đối với các nhà làm phim hiện đại. Trong suốt 83 năm từ khi nhân vật King Kong ra đời, đã có hàng chục bộ phim được làm, cả trong và ngoài Hollywood về King Kong, kéo theo đó là hoạt hình, game, sách truyện và nhiều loại hình giải trí ăn theo khác. Câu chuyện về King Kong – con khỉ đột khổng lồ từ thời tiền sử với sức mạnh phi thường và bộ óc thông minh, qua nhiều phiên bản với lời kể khác nhau, đã khoác lên mình vô vàn những diện mạo khác nhau của cảm xúc: từ một con quái thú hung bạo cho tới bi kịch của một nhân vật phản ảnh hùng.
Trong nguyên tác năm 1933 này, một đoàn làm phim đã đến một hòn đảo vắng dấu chân người để thực hiện những cảnh quay cho bộ phim của họ và đụng độ Kong – một con khỉ đột khổng lồ. Kong đã ngay lập tức phải lòng cô diễn viên tóc vàng tên Ann trước khi bị bắt nhốt mà mang về trưng bày tại thành phố New York – nơi nó kết thúc cuộc đời mình trong tình yêu mù quáng. Trường đoạn King Kong đu người trên nóc toà nhà Empire State trong bản phim này đã đi vào lịch sử. Nó gây ra một cuộc náo loạn buộc quân đội phải ra tay, Kong bế Ann bỏ chạy lên tòa nhà Empire State. Các chiến đấu cơ đã khai hỏa vào Kong mặc cho Ann gào khóc ngăn cản. Cuối cùng Kong gục ngã và rới xuống đất. Carl Denham lặng lẽ thốt lên “Con Quái thú không chết vì bị bắn, mà chết vì Giai nhân”. Phim được đạo diễn bởi Merian C. Cooper.
Miracle on 34th Street (Phép màu trên phố 34 – 1994)
Phim bắt đầu khi một ngày đẹp trời gần Giáng Sinh, ông cụ Kris Kringle (thực chất là Santa Claus thứ thiệt) vòng quanh khu phố 34 của thành phố New York nhộn nhịp. Ông kinh hãi khi nhận ra mọi người đang bày trí Noel theo cách sai trái và nhất là xây dựng hình tượng ông già Noel không hề mẫu mực chút nào. Ban đầu là chỉ sai một vài chi tiết nhỏ trên trang phục, dáng vẻ nhưng càng khám phá, ông cụ càng nhận ra những người đóng giả ông già Noel với mục đích thương mại chẳng hề có phẩm chất tốt đẹp nào tương xứng với danh nghĩa ấy. Thế là quá bực mình, Kris Kringle quyết định làm tròn trách nhiệm của một Santa Claus thực sự. Ông hồ hởi, cởi mở với trẻ em, lắng nghe và thấu hiểu chúng. Ông cũng không quên biến những điều ước của chúng thành hiện thực. Nhưng ông cụ đâu hề biết thực ra ông chỉ đang trong vị trí thay thế ông già Noel trong một cửa hàng tạp hóa chuyên bán đồ chơi vì lợi nhuận mùa Giáng Sinh.
Luôn miệng nhận mình là Santa Claus, ông cụ đã khiến nơi đây trở nên hỗn loạn. Khi một phe không nỡ đuổi thẳng ông già lẩn thẩn này vì từ khi ông có mặt ở đây, lợi nhuận tăng lên vèo vèo; một phe thì thẳng thừng chỉ trích, liên tục tìm cách quấy phá và vu khống cho ông mắc bệnh thần kinh hoang đường. Từ lúc đóng giả ông già Noel, cụ Kris Kringle đã mang lại cho người dân ở khu phố 34 niềm tin yêu cuộc sống, tin vào sự kỳ diệu của cuộc sống này. Điều đó khiến khu phố bỗng trở nên tràn đầy niềm vui một cách lạ lùng. Phim không hề có một lời giải thích rõ ràng nào tại sao ông già Noel lại lạc đến trần gian và ông có biến mất không hay tiếp tục sống tại con phố 34. Nhưng điều đó không quan trọng vì đâu ai có thể lý giải tường tận về phép màu trong cuộc sống?
Với màu phim đen trắng, sắc đỏ đặc trưng của Giáng sinh không hề xuất hiện trong phim nhưng người xem vẫn cảm nhận hơi thở của Noel qua cách dàn cảnh tấp nập, âm nhạc vui tươi và những màn đối đáp hài hước. Đậm đặc nhất là ca khúc nhạc phim Silent Night, Jingle Bell với giai điệu ấm áp và ca từ sâu lắng khiến người xem nhớ mãi trong tâm trí.
Field of Dreams (1989)
Bộ phim có rất nhiều thông điệp, và chỉ cần cảm nhận được một trong những thông điệp đó, đồng cảm với ước mơ và mong muốn của chỉ một trong các nhân vật, nó đã đủ khiến người xem không phân biệt già trẻ giới tính khóc sướt mướt. Nội dung của bộ phim xoay quanh chàng trai 17 tuổi Ray Kinsellna, Ray là một cầu thủ bóng chày tiềm năng, tuy nhiên cậu sớm mất cha. Cậu đã phải luyện tập 1 mình trên sân bóng chày được xây dựng ngay trên cánh đồng ngô tuyệt đẹp của mình. Tuy nhiên cậu không hề biết rằng linh hồn người cha vẫn luôn bên cậu. Cái khác biệt của Field of dreams chính là sự mơ mộng, đi ngược với thực tế của bộ phim. Từ câu chuyện, ý tưởng ban đầu, những tình tiết dẫn dắt nó, mọi thứ đều là một giấc mơ với đầy đủ ma quỷ, phép thuật, điều kỳ diệu, đi ngược lại mọi thứ mà logic dẫn dắt. Thế nhưng vượt qua mọi thành kiến về thứ vô lý của cổ tích, mỗi câu chuyện được giới thiệu trong phim đều rất thật, rất đời thường, đều có thể xảy ra với bất cứ ai.
Field of dreams là một bộ phim cổ tích hiện đại, tức là vừa khiến khán giả vừa đồng cảm, vừa vượt qua những giới hạn của thực tế để mơ ước, chỉ là theo một cách ngược lại, bao bọc bộ phim trong một màu hồng ấm áp. Cuối cùng anh đã gặp lại người cha của mình trong một trận bóng chày của những hồn ma ngay trên sân bóng chày ruộng ngô của cậu. Câu nói trong phim “If you build it, they will come” (Nếu cậu xây nó, họ sẽ tới) trở thành câu nói nổi tiếng với mục đích an ủi động viên. Cái sân bóng chày của Ray huyền diệu ở chỗ nó có thể cho những người ở đó chạm tay và sống trong quá khứ, đưa họ trở về cái quãng thời gian họ đóng đinh trong đầu mình rằng đó là thời kỳ tươi đẹp và quý giá nhất. Bộ phim đã nhận được những đánh giá tích cực khi phát hành và tiếp tục được đề cử cho ba giải Oscar. Năm 2017, phim được chọn bảo quản tại Cơ quan đăng ký phim quốc gia Hoa Kỳ.
Harvey (1950) – Chú thỏ Harvey
Harvey (1950) được chuyển thể từ một vở kịch cùng tên,và có sự tham gia của James Stewart và Josephine Hull. Nội dung bộ phim kể về anh chàng Elwood P. Dowd (James Stewart) là một người đàn ông trung niên, tốt bụng nhưng kì quặc, có một người bạn đồng hành là một con thỏ khổng lồ vô hình, cao 6 foot 3 inch rưỡi tên Harvey. Theo miêu tả của Dowd, Harvey là yêu tinh, một loại sinh vật có phép thuật tinh quái trong thần thoại Xen-tơ. Elwood luôn bị chị gái và cháu gái (sống cùng anh và luôn mong mỏi sự chuẩn mực cùng một địa vị xã hội) lèo lái để không giới thiệu với những người anh gặp về Harvey. Những ảo giác của Dowd có thể gây nguy hiểm cho địa vị gia đình và làm chị và cháu gái anh xấu hổ. Người chị gái, Veta Louise Simmons (Josephine Hull), cố gắng đưa Elwood vào một trại điều dưỡng. Trong cơn điên tiết, bà thừa nhận với bác sĩ tâm thần Lyman Sanderson (Charles Drake), sau quá nhiều năm che giấu, năm thì mười hoạ, bà thỉnh thoảng thấy Harvey. Điều này khiến bác sĩ cho Elwood ra và nhốt Veta lại.
Sau khi phát hiện sự nhầm lẫn, Bác sĩ Chumley (Cecil Kellaway), viện trưởng, quyết định để cứu vớt danh tiếng cho bệnh viện thì cần phải bắt Elwood lại ngay. Sau khi bị bắt, Elwood phải trải qua một số thử thách, mặc dù anh không hề biết về ý định của bác sĩ Chumley, Judge Gaffney (William Lynn) và Veta Louise. Cuối cùng, Elwood (cùng với tất cả những người khác), quay lại bệnh viện, thuyết phục bác sĩ Chumley về sự tồn tại của Harvey. Tuy nhiên, bác sĩ Sanderson khuyên Elwood đến phòng nghiên cứu của ông tiêm huyết thanh để ngừng nhìn thấy con thỏ. Khi họ chuẩn bị tiêm, một anh tài xế tắc xi bảo với chị gái Elwood rằng tất cả những người anh ta chở đến bệnh viện tâm thần đều nhận được loại thuốc tương tự, cảnh báo bà rằng Elwood sẽ trở thành “một người bình thường. Và bà biết thế nào là một người khó ưa”. Buồn về những ý nghĩ này, Veta hủy thủ tục đó. Bộ phim do đạo diễn Henry Koster thực hiện năm 1950.
Ngày Chuột Chũi – Groundhog Day (1993)
Groundhog Day là một bộ phim hài giả tưởng ra mắt vào năm 1993 được Harold Ramis đạo diễn, viết kịch bản bởi Harold Ramis và Danny Rubin. Trong phim Ngày Chuột Chũi – Groundhog Day (1993), anh chàng Phil Connors, một phóng viên thời tiết được cử tới Punxsutawney để đưa tin về ngày Ngày Groundhog hằng năm. Anh thất vọng và cho rằng đây là một công việc nhàm chán, anh ta kết thúc công việc bằng những lời lẻ hằn học về ngày chuột chũi. Biến cố xảy ra khi Phil Connors trở về nhà và ngủ một giấc tới khi mặt trời mọc. Anh nhận ra anh vẫn đang sống ở cái ngày Groundhog đó, sự việc cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần. Phil Connors trở nên thất vọng, anh nảy ra ý định tự tử, tuy nhiên sau đó anh đã nghiền ngẫm lại và nhận ra giá trị đích thực của cuộc đời mà anh đã cho là nhàm chán.
Groundhog Day đạt thành công khá khiêm tốn về doanh thu lúc phát hành ban đầu nhưng sau đó đã thu hút được sự chú ý và thường được đưa vào danh sách những bộ phim hài hay nhất. Thuật ngữ “Groundhog Day” hiện được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ tiếng Anh để mô tả một tình huống xuất hiện lặp đi lặp lại. Năm 2006, bộ phim đã được thêm vào trong United States National Film Registry vì “có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ”. Bộ phim được coi là một câu chuyện ngụ ngôn về việc cải thiện bản thân, nhấn mạnh rằng hạnh phúc đến từ việc đặt nhu cầu của người khác lên trên những ham muốn ích kỷ cá nhân. Bộ phim không đưa ra lời giải thích tại sao vòng lặp thời gian lại xảy ra và tại sao nó lại kết thúc, nên người xem cũng bỏ ngỏ về việc ấy. Rubin đã nói rằng trong khi anh và Ramis thảo luận về một số khía cạnh triết học và tinh thần của bộ phim, họ chỉ cần đó là một câu chuyện chân thành, tươi vui và thú vị mà không cần đề cập gì khác nữa. Bộ phim dạy chúng ta cách sống trọn vẹn hơn mỗi ngày. Bộ phim do đạo diễn Harold Ramis thực hiện.
Kẻ trộm thành Bagdad (The Thief of Bagdad – 1924)
The Thief of Bagdad là một người Mỹ im lặng năm 1924 uckler film do Raoul Walsh đạo diễn và Douglas Fairbanks đóng vai chính, và được viết bởi Achmed Abdullah và Lotta Woods. Được chuyển thể tự do từ Nghìn lẻ một đêm, phim kể về câu chuyện của một tên trộm đem lòng yêu con gái của Caliph của Baghdad. Năm 1996, bộ phim được Cơ quan đăng ký phim quốc gia tại Hoa Kỳ chọn để bảo quản Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vì “có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử hoặc thẩm mỹ”. The Thief of Bagdad hiện được nhiều người coi là một trong những phim câm tuyệt vời và là tác phẩm vĩ đại nhất của Fairbanks. Người viết tiểu sử Fairbanks Jeffrey Vance viết, “Một cuộc phiêu lưu giả tưởng lãng mạn sử thi lấy cảm hứng từ một số câu chuyện Đêm của Ả Rập, The Thief of Bagdad là thành tựu nghệ thuật vĩ đại nhất trong sự nghiệp của Fairbanks.
Xuyên suốt bộ phim là câu chuyện về chàng hoàng tử lớn lên trong nhung lụa dư thừa nên nhìn gì cũng thấy chán ngán, lão tể tướng gian ngoa mới lập mưu dụ chàng rời hoàng cung và chiếm ngôi. Hoàng tử phải sống vật vạ kiếp ăn mày, trộm cắp… nhưng rất vui vì cuộc phiêu bồng thỏa đời trai… The Thief of Bagdad là một trong những bộ phim đắt nhất thập niên 1920. Giám đốc nghệ thuật William Cameron Menzies chịu trách nhiệm phần lớn về thiết kế sản xuất, theo sát các yêu cầu của Fairbanks, người đóng vai trò là nhà văn, nhà sản xuất và ngôi sao. Sự chú ý tỉ mỉ của Fairbanks đến từng chi tiết, cũng như hình ảnh trực quan phức tạp, yêu cầu sử dụng các hiệu ứng đặc biệt hiện đại, bao gồm một sợi dây thần kỳ, một con ngựa bay, một tấm thảm bay và các cung điện quy mô lớn. The Thief of Bagdad được công nhận là bộ phim hay thứ chín trong thể loại giả tưởng.
Trở Thành Người Lớn-Big (1988)
Nếu ai đã từng trải qua tuổi thơ thì cũng coi tới bộ phim này. Bộ phim đã đưa tên tuổi của Tom Hanks vang danh tại Hollywood trong vai một đứa bé 9 tuổi với thân xác người lớn. Đó là kết quả lời ước của thằng bé tại quầy trò chơi phù thủy trong một hội chợ trên tỉnh, nhưng khi ngủ dậy thấy mình to lớn như người 30 tuổi thì nó hỏang sợ, muốn tìm hội chợ kia để xin nhỏ lại cũng tìm không ra. Vì thế nó phải trốn đi sau khi mà bà mẹ rượt đuổi vì tưởng kẻ lạ xâm nhập. Vào làm trong hãng đồ chơi, trái tim còn trẻ thơ của nó đã giúp các sản phẩm bán chạy hơn, được thăng chức, được cô gái đẹp trong hãng yêu thầm. Nhưng rồi ngày kia cậu tìm được quầy phù thủy của hội chợ và ước trở lại như cũ.
Phim có sự góp mặt của Tom Hanks, chính bộ phim đã chắp cánh cho tên tuổi nam tài tử bay cao tại Hollywood. Sự gần gũi, trung thực và khiêm nhường của Tom Hank giúp ông được khán giả đại chúng cũng như giới phê bình yêu thích và trân trọng. Hanks được ca ngợi là cá nhân xuất chúng trong lĩnh vực điện ảnh, một vị “thánh sống” của Hollywood. Trong hơn 4 thập kỷ hoạt động điện ảnh, tên tuổi Tom Hanks luôn gắn với những vai tử tế. Những nhân vật đàn ông mẫu mực, liêm chính, đấu tranh cho sự công bằng của xã hội hay các giá trị đạo đức… luôn là kiểu vai mà ông chọn lựa. Mr. Nice Guy (quý ông tử tế) hay Mr. Standing Man (Người đàn ông chính trực) là những biệt danh mà công chúng thường đặt cho ông, lấy cảm hứng từ các vai diễn trên màn bạc đến hình ảnh giản dị đời thường.
10 bộ phim kinh điển, 10 câu chuyện thần thoại thú vị mang trong mình những màu sắc kỳ ảo, chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những giây phút thú vị nhất. Những bộ phim trên đã thật sự mang đến một thế giới Olympus hoành tráng và đầy quyền năng siêu nhiên cho khán giả yêu thích câu chuyện thần thoại huyền bí. Nào còn chờ gì nữa, nếu bạn chưa xem, hãy tìm kiếm chúng và xem thôi.