Đề tài về tình cảm gia đình được khai thác trong các bộ phim vẫn luôn thu hút khán giả bằng các thước phim hết sức chân thực và gần gũi nhất. Điện ảnh Hàn Quốc … xem thêm…cũng không ngoại lệ khi đã có nhiều tác phẩm ghi dấu ấn sâu đậm về thứ tình cảm thiêng liêng đầy cảm động này. Nếu bạn muốn theo dõi những cảm xúc khó nói thành lời này qua sự hy sinh, sự xúc động, sự chia ly hay muốn cảm nhận tình yêu vô bờ bến của gia đình thì đừng nên bỏ qua các bộ phim được liệt kê phía dưới.
Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 là một bộ phim điện ảnh gây ấn tượng với khán giả bằng tình cảm gia đình, tình cha con thiêng liêng, mang thông điệp và tính nhân văn sâu sắc qua mỗi thước phim được diễn tả.
Bộ phim kể về Yong Goo là một ông bố bị thiểu năng, cuộc sống ngập tràn hạnh phúc khi ông trời ban tặng cho mình cô con gái xinh đẹp, thông minh Ye Seung. Cuộc sống tuy nghèo khổ, nhưng Yong Goo vẫn làm việc khắp nơi để kiếm đủ tiền mua cặp sách Thủ thuỷ mặt trăng mà con gái yêu quý của anh mơ ước.
Nhưng vì chiếc cặp sách ấy mà anh bị vu bắt cóc, cưỡng dâm và giết một bé gái khi trên đường đi theo cô bé. Không may, cô bé lại là con của Cục trưởng Cục cảnh sát khiến Yong Goo bị phán bản án tử hình. Vào tù, anh bị khinh thường, bị đánh đập bởi những người sống cùng trại giam nhưng ông bố không than vãn gì khác bởi trong đầu lúc này chỉ có cô con gái Ye Seung đang chờ anh ở nhà.
Tại phòng giam số 7, điều kỳ diệu đã xảy ra khi những người bạn tử tù đã tìm mọi cách để đưa cô bé vào thăm cha, khiến nơi đây như được sống lại. Tuy nhiên, cái kết phim khiến người xem vừa giận, vừa thương, vừa căm phẫn trước tình cảm thiêng liêng không thể thắng được kẻ lộng quyền, xã hội bất công. Cảnh chia ly hai cha con khiến người xem day dứt rồi lại xúc động khi sau nhiều năm cô bé năm xưa trưởng thành và đã giải oan được cho cha dù muộn màng. Bộ phim với tình tiết đơn giản nhưng lại chạm tới trái tim con người bằng tình cảm cha con, tình con người với con người.
Phòng giam số 7 là một bộ phim Hàn Quốc hay kinh điển đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả, chinh phục người xem bằng sự giản dị và tính nhân văn sâu sắc. Qua đó thấy được tình cảm gia đình, tình bạn cùng cảnh ngộ đáng quý biết bao! Những con người từng một thời lầm lỡ, người trưởng trại tù luôn chứa đựng những nỗi đau và sự căm hận không ai thấu!
Hope
Bộ phim từng nổi lên như một hiện tượng của nền điện ảnh Hàn Quốc vì đã nói đến vấn đề được xã hội quan tâm. Bộ phim mang đến sự ám ảnh, day dứt lương tâm của xã hội với những nỗi đau của nạn nhân trong vụ án hiếp dâm trẻ em.
HOPE là bộ phim tái hiện lại vụ án hiếp dâm gây rúng động Hàn Quốc, mà nạn nhân của sự việc lại là cô bé 8 tuổi tên So Won. Một ngày mưa, cô bé đi bộ tới trường một mình, không may cô bé bị bắt cóc và bị cưỡng hiếp, đánh đập dã man bởi một người đàn ông xa lạ. May thay, cô bé được phát hiện và đưa tới bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.
Bố mẹ So Won kinh hoàng khi nhìn thấy thương tích của cô bé. Bác sĩ cho biết So Won sẽ phải đeo túi đựng sữa non cho đến hết đời. Vết thương làm em phải chịu tổn thương và sự ám ảnh trong suốt cuộc đời. Cô bé sợ hãi, xa lánh với mọi người, cả chính bố mình cũng không ngoại lệ.
Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật kể về một cô bé bị cưỡng hiếp. Gia đình và bản thân cô bé đã phải trải qua nhiều đau khổ nhưng nhờ tình yêu thương mà vươn lên được tất cả, chữa lành nỗi đau tâm hồn và thể xác. Bộ phim diễn tả chân thực sự đau đớn, sợ hãi mà cô bé phải chịu sau tai nạn khiến khán giả xúc động. Rồi khoảnh khắc bố cô bé giấu mình vào chú gấu chỉ để ôm lấy con vào lòng và chữa lành vết thương qua thời gian. Trong thời gian ngắn, bộ phim đã mang lại các thông điệp về tình thương hay đặc biệt là tình phụ tử sâu sắc.
Lời hứa với cha
Thêm một bộ phim về tình cảm gia đình nữa là “Lời hứa với cha”, bộ phim kể về câu chuyện của số phận của một cá nhân để nói lên số mệnh đất nước Hàn Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950. Trước khi trèo xuống tìm con gái, cha của Duk Soo đã dặn cậu con trai cả: “Giờ con là trụ cột gia đình, hãy làm chỗ dựa cho mẹ và các em con”. Thế rồi con tàu nhổ neo, chỉ còn lại lời hẹn giữa Duk Soo và cha cậu: Đó là gặp lại nhau ở cửa hàng bách hoá Knot Bun ở Busan. Câu nói ấy khắc sâu vào trái tim cậu bé cho đến tận sau này.
Duk-soo- nhân vật chính trong phim, người con trai cả trong gia đình, cậu bé đã giữ một lời hứa suốt đời với cha của mình, khi gia đình phải sơ tán về hướng Nam và tìm một nơi ở mới ở Busan. Xuyên suốt bộ phim, người xem cảm nhận được sự chân thật, đau thương mà mỗi con người phải chịu khi đất nước chiến tranh, là sự đau thương, mất mát, là khát vọng đoàn tụ gia đình.
Một tờ báo cũng từng nhận xét về bộ phim “Lời hứa với cha” rằng :“Không gì có thể lấy được nước mắt của khán giả bằng việc tái hiện lại khoảnh khắc đoàn tụ của những gia đình ly tán do chiến tranh Nam-Bắc Triều Tiên vào năm 1983 trên sóng truyền hình”.
Anh tôi vô số tội
Anh tôi vô số tội là một trong những bộ phim với sự góp mặt của dàn sao hạng A được đông đảo người hâm mộ yêu mến như: Park Shin Hye, Jo Jung Suk, Do Kyung Soo (D.O.). Đây là bộ phim giải trí nhẹ nhàng, thấm đẫm tình người nói về câu chuyện gia đình của hai anh em cùng cha khác mẹ. Bộ phim nhẹ nhàng, hài hước nhưng sau tất cả là sự xúc động của tình cảm gia đình, tình anh em.
Nội dung phim Anh tôi vô số tội xoay quanh Doo-young (D.O. đóng) – vận động viên judo của đội tuyển quốc gia, anh bị chấn thương trong một trận đấu quốc tế và vĩnh viễn mất đi thị giác và người anh khác mẹ Doo-sik (Jo Jung-seok đóng) – ngồi tù với tội danh lừa đảo và đã bỏ nhà ra đi từ 15 năm trước. Doo-sik đã lợi dụng bi kịch của em trai mình để nhận được lệnh tạm tha. Sau chấn thương, cuộc sống của Doo- young trở nên khó khăn và anh chẳng màng quan tâm đến sự xuất hiện của người anh từ trên trời rơi xuống của mình.
Tuy vậy, Doo-young dần có cảm tình với anh trai Doo-sik bởi sự trách nhiệm và những giúp đỡ mà cậu nhận được từ anh trai để làm quen với cuộc sống mới. Bộ phim khép lại khi Doo- young chiến thắng bản thân và gọi Doo-sik một tiếng “anh” mà bao lâu nay cậu chưa hề gọi. Anh tôi vô số tội được xem là một bộ phim hài hước, tình cảm, thú vị và đáng xem về tình cảm gia đình.
Ngày không còn mẹ
Ngày không còn mẹ là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Cho Young-jun, với sự tham gia của các diễn viên Goh Doo-shim, Kim Sung-kyun, Yoo Sun, Park Chul-min, Kim Hee-jung và Shin Sae-kyeong. Bộ phim hé lộ câu chuyện phim giản dị mang đến nhiều tiếng cười và cả những giọt nước mắt về cuộc sống của người mẹ già Ae-soon (Goh Doo-shim đóng) và cậu con trai “chậm lớn” In-Gyu (Kim Sung-kyun đóng).
In-gyu là một đứa trẻ lên 7 “mắc kẹt” trong hình hài một người đàn ông xấp xỉ 30. Mẹ của anh ấy – Ae-soon, dành trọn 30 năm cuộc đời để chăm sóc cho con trai mình, việc đó đã khiến cho Ae-soon trở thành một bà mẹ già luôn cằn nhằn và cực kì khó tính.
Một ngày kia, bà Ae-soon nhận ra rằng thời gian bên cạnh đứa con trai khù khờ của mình đang dần kết thúc. Ý nghĩ phải rời bỏ In-gyu khiến cho bà chất chồng những lo lắng. Để chuẩn bị cho một tương lai hoàn toàn mới cho con trai mình, bà Ae-soon bắt đầu lên danh sách các việc cần làm – những điều vô cùng bình thường song lại hoàn toàn lạ lẫm và khó khăn đối với một người chậm phát triển như In-gyu.
Ngày Không Còn Mẹ là một bộ phim Hàn Quốc cảm động, nhẹ nhàng nhưng có thể chạm được đến trái tim của bất cứ ai, khiến khán giả cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, đáng quý biết bao! Hình ảnh nụ cười ấm áp của người mẹ cùng cậu con trai “ngơ ngác” tràn ngập hạnh phúc, vô tư bình yên sẽ lấy đi không ít nước mắt của khán giả.
Mình ơi, xin đừng qua sông
Mình ơi, xin đừng qua sông là một bộ phim tài liệu nhưng không hề khô khan như mọi người vẫn nghĩ. My love, don’t cross that river (Mình ơi, xin đừng qua sông) là bộ phim tài liệu 86 phút của đạo diễn Hàn Quốc Ji Mo Young, kể về một uyên ương lớn tuổi có hơn 70 năm bên nhau, đã từng trở thành hiện tượng phòng vé Hàn Quốc, thu hút hàng triệu khán giả mọi lứa tuổi. Không chỉ lập kỷ lục doanh thu đối với một bộ phim tài liệu nội địa mà bộ phim còn gây chú ý tại nhiều nơi ở châu Á và Bắc Mỹ.
Bộ phim là câu chuyện dài 85 phút kể về cuộc sống lãng mạn có thực của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi). Để thực hiện bộ phim, đoàn làm phim đã phải quay từ năm 2012, từ lúc ông bà khỏe mạnh cho đến tận khi ông qua đời. Bộ phim đã lấy đi nước mắt của người dân Hàn Quốc cũng như quốc tế bởi sự chân thành, xúc động của tình cảm vợ chồng.
Nhiều nhà bình luận đánh giá phim đã dùng từ “phi thường” để miêu tả câu chuyện tình yêu trọn vẹn của ông bà, bởi lẽ có ít ai đã yêu đến chừng ấy tháng năm vẫn còn có thể cho nhau những điều ngọt ngào nhỏ bé, trọn vẹn ấm áp. Hai cụ chưa từng cãi nhau, vì họ nhận ra chẳng còn nhiều thời gian dành cho nhau và vì thế họ cố gắng yêu thương và trân trọng nhau nhất có thể.
Cờ thái cực giương cao
Cờ thái cực giương cao là một bộ phim hàn quốc hay nói về tình cảm gia đình. Ngay sau khi công chiếu, bộ phim đã thu hút hơn 11 triệu khán giả đến rạp xem (chỉ tính riêng ở thị trường Hàn Quốc), phim trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử phim Hàn Quốc.
Lấy bối cảnh thời chiến năm 1950 tại Seoul, bộ phim hướng đến tình anh em giữa Lee Jin-Tae và Lee Jin-Seok sống trong một gia đình lao động nghèo khó nhưng hết mực yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Khi chiến tranh Triều Tiên xảy ra năm 1950, Jin-Seok bị quân cảnh bắt đi lính, Jin-Tae cũng tham gia quân đội Hàn Quốc chống Quân đội Bắc Triều Tiên để bảo bọc em mình. Vì muốn Jin-Seok còn có thể có cơ hội trở về nhà nên Jin-Tae không tiếc thân mình lập chiến công, thậm chí hy sinh cả mạng sống để bảo vệ em.
Hơn 50 năm sau, Jin-seok đã trở thành ông cụ già yếu, một số người đào thi hài của lính Hàn Quốc trong trận đánh năm xưa đã gọi điện cho Jin-seok để xác nhận xem thi thể đó có phải của anh trai ông hay không. Khi Jin-seok đã xác nhận được anh mình, ông, cùng với cây bút anh trai tặng cho và đôi giày được anh trai sửa cho năm nào, đã ra viếng thăm thi hài của Jin-tae.
Chuyến tàu sinh tử
Chuyến tàu sinh tử là sự kết hợp hài hước lại đến từ chính nhân vật con người xem lẫn với những cảnh rùng rợn, để sự tập trung của khán giả không bị kéo dài quá lâu gây mệt mỏi. Bộ phim lấy bối cảnh đất nước Hàn Quốc bị tấn công bởi một loại virus bí ẩn, biến con người thành những xác sống hung hăng, khát máu.
Bộ phim kể về Seok Woo, một người quản lý quỹ đã li dị vợ, cũng là ông bố tham công tiếc việc cùng cô con gái nhỏ Su An lên chuyến tàu về Busan để gặp mẹ. Khi tàu khởi hành, một cô gái trẻ có triệu chứng co giật bước lên tàu với vết thương hở ở chân. Cô biến thành thây ma và cắn một tiếp viên, sau đó tiếp viên kia cũng biến thành thây ma, và cứ thế, cả đoàn tàu bỗng chốc trở thành “tàu thây ma”. Những người sống sót trên chuyến tàu sinh tử phải vất vả, chật vật đấu tranh với một loại virus chưa được xác định, biến người bình thường thành xác sống.
Có mặt trên chuyến tàu từ Seoul tới Busan là một người cha cùng con gái, hai vợ chồng chuẩn bị đón đứa con đầu lòng và một số cô cậu học sinh cấp ba. Hành trình 453km từ Seoul tới vùng an toàn Busan bỗng trở thành cuộc chiến khốc liệt để sinh tồn. Bộ phim mang đến những phút giây khiến khán giả nghẹt thở và cũng đẫm nước mắt. Mặc dù đây một bộ phim về thể loại kinh dị, nhưng đã đưa lại nhiều thông điệp ý nghĩa, trong đó là về thế giới của chúng ta, khi tham vọng là điều hiện diện rõ rệt nhất trong mỗi con người, khi tất cả đều mong muốn leo cao trên những nấc thang danh vọng.
Tiếng lòng của Sori
Tiếng Lòng Của Sori với tựa gốc là Sori: Voice From The Heart được phát hành vào năm 2016 là dự án được thực hiện bởi đạo diễn Lee Ho-Jae thuộc thể loại Phim Tâm Lý với dàn diễn viên khủng điển hình như Lee Sung Min, Chae Soo-bin, Lee Hee-Joon, Lee Honey bộ phim chắc chắn sẽ không lãng phí thời gian của bạn, nội dung phim mang lại tình cảm gia đình sâu sắc.
Câu chuyện xoay quanh một con robot với trí tuệ nhân tạo bị dạt vào Hàn Quốc có chứa manh mối để người cha có thể tìm ra đứa con gái bị mất tích của mình. Phim Tiếng lòng của Sori kể về cuộc hành trình đi tìm con gái của người bố cùng với một con robot có trí tuệ nhân tạo. Con gái của Kim Hae Gwan bị mất tích đột ngột. Trong khi mọi người xung quanh đều bảo cô con gái của ông đã chết, người cha vẫn một mực không tin vào điều đó. Một ngày nọ, trên đường tìm kiếm con gái thất lạc, ông gặp một chú người máy và nung nấu ý định dùng chú robot này để tìm lại con gái mình.
Hoa cải vàng
Từng được nhận xét là bộ phim “xem bao nhiêu lần vẫn không cầm được nước mắt”, Hoa cải vàng được xem là một bộ phim đáng để khán giả yêu phim thử xem. Bộ phim nói về hai bà cháu Gye Choon và cô cháu gái Hye Ji cùng sống tại đảo Jeju. Họ được biết đến như những huyền thoại lặn tại đảo jeju nhỏ bé. Một ngày, Hye Ji đột nhiên mất tích, bà Gye Choon đã mất 12 năm để tìm lại cô cháu gái của mình.
Canola kể về Gye Cheon – một bà lão lớn tuổi làm nghề thợ lặn vẫn đang ngày ngày tìm kiếm đứa cháu gái thất lạc suốt hàng chục năm trời. Tưởng chừng vô vọng, ngày đẹp trời chậm đến, cháu gái của bà là Hye Ji bỗng dưng xuất hiện. Gye Cheon quyết tâm dành khoảng thời gian ngắn ngủi cuối đời bù đắp những thiếu thốn Hye Ji phải chịu. Từng đầu đường xó chợ làm vô số chuyện xấu, nay Hye Ji trở về với bà, được đi học đàng hoàng và bộc lộ năng khiếu hội họa. Thế nhưng lưng chừng hạnh phúc quá ngắn ngủi, He Ji bắt đầu có biểu hiện lạ khiến mối quan hệ mới chớm nở lại nhanh chóng lụi tàn. Liệu sau tất cả, bà Gye Cheon có hoàn thành tâm nguyện lớn nhất cụộc đời hay không.
Tình thương ấy là vô bờ bến, tức là mọi thứ tốt đẹp nhất đều muốn cho Hye Ji, Hye Jie dẫu có muốn hái sao trên trời thì bằng tất cả những gì mình có thể, bà vẫn sẽ cố gắng hái nó cho Hye Ji. Sự bao dung của bà Gye Cheon cũng là một điểm sáng xuyên suốt của phim. Bộ phim nhẹ nhàng, tình cảm về bà cháu hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những cảm xúc chân thực nhất về tình cảm gia đình.
Điều Ba Mẹ Không Kể
Bộ phim Điều ba mẹ không kể kể về câu chuyện của đôi vợ chồng già Nam Bong và Lee Mae Ja, hai người sống cùng với những đứa con của mình đã được 45 năm. Nam Bong tuy đã lớn tuổi nhưng vì là trụ cột trong gia đình nên vẫn lái xe taxi hàng ngày để kiếm tiền. Còn chàng quý tử của ông thì đang thất nghiệp ăn không ngồi nhà.
Cuộc sống dường như bị đảo lộn khi 2 người đều phát hiện mình mắc bệnh mất trí nhớ. Những tình huống vừa hài hước vừa bi thương lần lượt xảy ra, tạo nên một câu chuyện tình khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ. Những phút giây cuối đời là minh chứng rõ nét nhất cho thấy tình yêu trở nên tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn, tô đậm nên một ký ức khó phai. Bộ phim Hàn Quốc cảm động này chắc chắn làm bạn rơi nước mắt trước chuyện tình nhẹ nhàng, cho bạn thêm niềm tin vào sức mạnh của tình yêu và tình cảm gia đình.
Với “Điều ba mẹ chưa kể” đạo diễn Lee Chang-geun tiếp tục khai thác đề tài quen thuộc của điện ảnh Hàn Quốc đó chính là tình cảm gia đình. Tuy nhiên, tác phẩm này lại tập trung nhấn mạnh vào câu chuyện tình tuổi xế chiều của đôi vợ chồng già. Khi sống cùng các con, những áp lực cơm, áo, gạo, tiền đã khiến họ nảy sinh nhiều mâu thuẫn và cãi vã. Song, khi họ cùng mắc phải căn bệnh mất trí nhớ thì tình cảm của cả hai bỗng trở về như những ngày đầu mới yêu nhau.
Và Em Sẽ Đến
Bộ phim Và Em Sẽ Đến được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của Nhật Bản Ima, Ai ni Yukimasu của tác giả Takuji Ichikawa. Kể về câu chuyện ông bố Woo Jin chăm sóc cậu con trai Ji Ho một mình đầy khó khăn sau khi vợ anh – Soo Ah qua đời. Nhưng trước khi Soo Ah “đi xa” đã hứa với chồng mình rằng 1 năm sau cô sẽ trở lại vào một ngày mưa. Mùa mưa năm đó, gia đình nhỏ lại có đủ ba người, họ cùng nhau sưởi ấm tình yêu trước khi những tia nắng đầu tiên của mùa khô xuất hiện.
Và rồi đúng như lời hứa, bằng một phép màu nào đó cô thật sự xuất hiện trước mặt người chồng và cậu con trai của mình nhưng cô trở về cùng cơn mưa ấy lại chẳng có bất cứ ký ức nào về hai cha con. Họ phải đối diện với những xáo trộn trong chính lúc thời gian đang chảy trôi. Woo Jin đã từng bước giúp cô khơi lại từng kí ức đã bị lãng quên qua những mảnh ghép tình yêu, từ những giây phút yêu đơn phương, đến lúc hẹn hò, trao nhau nụ hôn đầu….. những khoảnh khắc hạnh phúc lần nữa được lặp lại, cô và Woo Jin bắt đầu yêu lại từ đầu.
Đạo diễn Lee Jang-hoon đã đưa bộ phim Và Em Sẽ Đến quay trở lại màn ảnh rộng một cách xuất sắc, lấy đi bao nước mắt của người xem và để lại trong đó là bao thổn thức về một cuộc tình đẹp. Và đặc biệt hơn hết, phiên bản Hàn được dàn dựng vô cùng gần gũi với văn hóa Hàn Quốc.
Mẹ Ơi, Đừng Khóc
Don’t Cry Mommy là bộ phim điện ảnh tái hiện lại vụ cưỡng hiếp tập thể của 41 nam thanh niên đối với nữ sinh 15 tuổi gây chấn động Hàn Quốc. Nữ sinh của bộ phim là cô bé Eun Ah, học sinh cấp 3. Sau khi bố mẹ ly hôn, cô chuyển đến sống với mẹ và chuyển đến ngôi trường mới.
Mọi chuyện đang tốt đẹp cho đến khi cô bắt đầu chú ý đến Jo Han, một học sinh lưu ban. Bạn bè nhiều lần khuyên nhủ cô đừng thân cận với cậu ta nhưng Eun Ah không chịu nghe. Cho đến một ngày, Jo Han đồng ý gặp riêng cô, Eun Ah vui mừng khôn xiết nhưng đâu biết bi kịch sắp xảy ra.
Cô bị Jo Han và bạn bè của anh ta hãm hiếp một cách dã man và đe doạ sẽ đăng đoạn video lên mạng nếu cô không giữ miệng. Sau phút giây đó, Eun Ah rơi vào tuyệt vọng, mẹ cô đã đưa đơn kiện ra toà nhưng những người hãm hiếp cô chỉ bị phạt vài tháng tù treo vì không có chứng cứ cụ thể và chưa đủ tuổi vị thành niên. Không thể đối diện với sự thật và những tổn thương mà mình phải chịu đựng, Eun Ah tự kết liễu cuộc đời vào đúng ngày sinh nhật mẹ mình để kết thúc nỗi đau thể xác lẫn tinh thần.
Cảnh xúc động nhất là trước khi Eun An quyết định giải thoát cho mình, cô đã đặt một chiếc bánh kem với dòng chữ “Don’t cry Mommy”. Công bằng ở đâu khi đã huỷ hoại cả một đời người? Còn gì đau khổ hơn khi chứng kiến tất cả mọi thứ nhưng không thể giúp được gì?
Nhật Ký Bán Máu
Bộ phim Nhật Ký Bán Máu lấy bối cảnh những năm 50 tại Hàn Quốc. Ham Sam Gwan có gia cảnh nghèo khổ, phải làm lao động chân tay trên công trường xây dựng và giúp người chú của mình trong việc chăm sóc trang trại. Các thanh niên trong làng của anh vốn nghèo khó và rất khó để lấy vợ. Cho đến khi họ phải bán máu của mình để lấy tiền. Bằng cách bán máu, họ có thể chứng minh bản thân vừa khoẻ mạnh lại vừa có thể kiếm ra tiền.
Một ngày nọ, Ham Sam Gwan trúng tiếng sét ái tình với cô nàng bán cốm Heo Ok Ran, một người phụ nữ đẹp nhất trong làng đang hẹn hò với tay chơi giàu có Ha So Yong. Anh quyết định phải lấy cô làm vợ bằng được, vì thế anh đã đi bán máu của mình để tiết kiệm đủ tiền lấy cô.
Nút thắt của phim bắt đầu từ việc công bố kết quả xét nghiệm máu của II Park. Lòng tự trọng của người đàn ông bị đạp đổ, và từ đó Heo Sam Gwan bị mang cái danh nuối con tu hú. Mỗi lần nhìn thấy mặt II Park anh lại nghĩ đến gương mặt đểu giả của Ha So Yong. Cũng không biết vì sao ý niệm đó xuất hiện trong đầu anh và sự phân biệt đối xử với II Park thể hiện rõ rệt. Còn Ok Ran trở thành một người phụ nữ bất lực, chứng kiến sự đối xử bất công của chồng với con của mình nhưng cô không làm được gì vì cô cảm thấy có lỗi với chồng.
Khi phát hiện ra bệnh viêm màng não của II Park. Những lần bán máu của anh được phát họa chân thực về một thời ở cái xã hội này nhà nhà bán máu, người người bán máu. Đến cuối cùng trải qua bao khổ cực bộ phim vẫn cho người xem một cái kết đẹp. Bạn có thể hài lòng và thật sự thư giãn đến cuối phim, tình cảm gia đình, lòng người, những giá trị cư xử trong văn hóa đã tạo nên chất đời trong phim.
Đại Dịch Cúm
Đại Dịch Cúm là bộ phim lấy bối cảnh tại thành phốn Bundang, cách trung tâm thủ đô Seoul chỉ 15km. Thành phố nhỏ đang phải oằn mình chống lại dịch cúm do một loại virus biến thể của H5N1 gây ra. Mầm bệnh đến từ một chiếc container chở người nhập cư bất hợp pháp vào Hàn Quốc, gần như toàn bộ những người trong container đều đã chết, chỉ còn duy nhất một kẻ sống sót.
Kẻ may mắn đó được đưa vào thành phố, chính hắn đã khiến một trong hai kẻ mở container mắc bệnh. Sau đó liên tiếp là hàng chục ca mắc bệnh với những triệu chứng tương tự, và phần lớn người bệnh tử vong chỉ sau vài giờ bệnh phát tác. Và câu chuyện được đẩy lên đến đỉnh điểm khi Kim In Hae phát hiện ra chính con gái mình cũng đang mắc phải loại virus này.
Theo dõi phim, chắc hẳn sẽ rất nhiều khán giả “ngứa mắt” với bác sĩ In Hae khi cô là người hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh, nhưng cố chấp che giấu bệnh tật cho con gái và lợi dụng những người khác để bảo vệ cho cô con gái nhỏ. Nhưng có lẽ chỉ những ai làm cha mẹ mới hiểu được con cái là tài sản quý giá đến mức nào, và liệu rằng nếu đặt bạn vào trong bối cảnh của In Hae thì bạn có đủ dũng cảm để hi sinh con mình vì lợi ích chung của xã hội không?
Đại dịch cúm mang đến cho khán giả rất nhiều cung bậc cảm xúc, từ căng thẳng lo lắng, cho đến sợ hãi, bất lực, căm phẫn, cảm động, hạnh phúc…. Đây thực sự là một tác phẩm tốt dành cho khán giả phố núi trong dịp nghỉ lễ này.
Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim cảm động để xem, hãy thử những bộ phim trên đấy nhé. Hãy cùng đóng góp những bộ phim hay để chia sẻ với mọi người tại Toplist.vn nhé!