Là một trong những diễn viên có một gia tài phim cổ trang đồ sộ, không mấy khó hiểu khi Lee Jun Ki được người hâm mộ ưu ái đặt cho là Hoàng tử cổ trang Hàn … xem thêm…Quốc. Vậy đâu là tác phẩm mang danh xưng này cho nam diễn viên, cùng Toplist điểm qua ngay sau đây nhé!
Gong Gil – Nhà vua và chàng hề (2005)
Một trong những vai diễn ấn tượng nhất của Lee Jun Ki phải nhắc đến là chàng hề Gong Gil trong bộ phim Nhà vua và chàng hề năm 2005 với sự chỉ đạo sản xuất của đạo diễn Jun-ik Lee.
Bộ phim kể về một gánh hát đường phố, nay đây mai đó, có anh chàng Gong Gil (Lee Jun Ki) là chàng hề nổi tiếng với ngoại hình đẹp như mĩ nữ. Trong một lần vô tình được biểu diễn trước nhà vua, đoàn hát được giữ lại. Những tưởng sẽ có một cuộc sống no đủ ấm áp, gánh hát ấy không hề biết rằng chốn thâm cung là nơi có nhiều dã tâm nhất. Trong phim Lee Jun Ki đã hóa thân hoàn hảo thành một người đẹp phi giới tính và có nội tâm phức tạp.
Lee Geom – Nhất chi mai (2008)
Nhất chi mai hay huyền thoại iljimae là bộ phim giúp Lee Jun Ki thoát khỏi cái bóng “xinh gái” trước đây khi hóa thân thành nhân vật Lee Geom – con trai một gia đình quý tộc đầy lãng tử, phóng khoáng.
Sau biến cố gia đình cha bị giết, mẹ và chị gái lưu lạc, Lee Geom được một cặp vợ chồng nghèo nhận nuôi. Với tính tình hào sảng, trượng nghĩa, Lee Geom đã thực hiện nhiều phi vụ cướp của nhà giàu chia cho người nghèo. Sau mỗi lần hành động, siêu trộm thường để lại bức tranh vẽ một cành mai để thách thức triều đình hủ bại. Dần dần về sau, những bí mật trong quá khứ năm xưa dần sáng tỏ, và anh chàng đã trả mối hận năm xưa cho cha mình khi bị hung thủ giết chết.
Lee Eun Oh – Arang và sử đạo truyện (2012)
Arang và sử đạo truyện là bộ phim đánh dấu sự trở lại màn ảnh của hoàng tử cổ trang Lee Jun Ki sau một thời gian dài vắng bóng để thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình.
Trong Arang và sử đạo truyện, Lee Jun Ki tham gia diễn xuất với vai Lee Eun Oh là vị sử đạo trẻ tuổi mới đến nhậm chức. Vào đêm đầu tiên được bổ nhiệm, vị sử đạo này vô tình thấy được hồn ma xinh đẹp Arang do Shin Min Ah đóng và biết được chuyện về cái chết đầy oan ức của cô. Từ đây bắt đầu một câu chuyện tình giữa người và ma đầy lãng mạn.
Park Yoon Kang – Phát súng hận thù (2014)
Là bộ phim cổ trang hiếm hoi lấy bối cảnh giai đoạn giao thoa giữa phong kiến và hiện đại ở Hàn Quốc, Phát súng hận thù mở ra những cuộc phân tranh sóng gió, giành địa vị, quyền lực và đối đầu khốc liệt giữa hai luồng tư tưởng bảo thủ và cải cách cuối thời Joseon.
Nhân vật Park Yoon Kang của Lee Jun Ki là vị kiếm khách cuối cùng của Joseon, anh vì báo thù đã từ bỏ đao kiếm, trở thành tay súng. Diễn xuất tốt cùng thần thái cổ điển cuốn hút là những yếu tố giúp Lee Jun Ki chinh phục khán giả.
Kim Sung Yeol – Thư sinh bóng đêm (2015)
Thư sinh bóng đêm là bộ phim giả tưởng đình đám của xứ sở kim chi. Ngay khi vừa phát sóng, bộ phim đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ khán giả Hàn Quốc lẫn Châu Á do được chuyển thể từ bộ truyện tranh vốn đã nổi tiếng trước đó.
Bộ phim xoay quanh câu chuyện về một cô gái trẻ Jo Yang Seon (Lee Yu-bi) đến từ một gia đình tầng lớp thượng lưu bị suy bại, cô gái cải trang giống như một người chàng trai bán sách để mưu sinh. Trong một lần bán sách, cô gặp một học giả ma cà rồng Kim Sung Yeol (Lee Jun Ki) và kết thành bằng hữu. Kim Sung Yeol là một ma cà rồng, là một học giả uyên bác quyết dâng hiến đời mình để bảo vệ Joseon, tiêu diệt Gwi. Vẻ đẹp bí ẩn và ma mị của anh như bước ra từ trong truyện khiến người xem đứng ngồi không yên.
Tứ hoàng tử Wang So – Người tình ánh trăng (2016)
Được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết nổi tiếng mang tên Bộ bộ kinh tâm của nữ nhà văn Trung Quốc Đồng Hoa, Người tình ánh trăng tạo nên cơn sốt Hàn Quốc nói riêng và toàn Châu Á nói chung, trong đó có Việt Nam vào thời điểm 2016. Bộ phim có sự góp mặt của dàn diễn viên trẻ thực lực, đầy triển vọng bao gồm: Lee Jun Ki, Kang Ha Neul, IU, Ji Soo, Hong Jong-hyun,…
Bộ phim là cuộc chiến giữa quyền lực, tình bạn và tình yêu. Trong đó, Lee Jun Ki trong vai Wang So với tính tình thâm trầm, lạnh lùng, u tối. Với lối diễn xuất đầy cảm xúc thực sự đã chinh phục được người xem qua từng thước máy. Hầu hết khán giả đều cho rằng chút bí ẩn càng làm cho Tứ hoàng tử thêm phần lôi cuốn. Bộ phim kết thúc trong nước mắt, theo đúng nguyên tác để lại cho người xem đài sự thổn thức, khôn nguôi.
Sau này không biết Lee Jun Ki sẽ có bao nhiêu phim cổ trang nữa, nhưng có thể thấy được rằng với lối diễn xuất chân thực và phong thái lôi cuốn, Lee Jun Ki chính là ” sinh ra để đóng phim cổ trang”