Top 10 Cảnh quay đẹp tại Việt Nam trong các bộ phim bom tấn Hollywood

Những bộ phim bom tấn Hollywood thường rất thu hút người xem. Những cảnh quay trong phim luôn được người xem trầm trồ khen ngợi. Trong các cảnh quay trong phim … xem thêm…có sự xuất hiện của những cảnh đẹp tại Việt Nam. Những cảnh đẹp của nước ta xuất hiện trong các bộ phim bom tấn Hollywood sẽ kích thích trí tò mò của người xem tìm đến du lịch, khám phá cảnh đẹp trong phim. Đây là cơ hội lớn để giới thiệu cảnh đẹp của nước ta đến bạn bè trên thế giới. Hãy cùng toplist điểm danh 10 cảnh quay đẹp của Việt Nam trong các bộ phim bom tấn Hollywood nhé!

Tràng An – Ninh Bình

Năm 2016, nước ta được chọn làm phim với bối cảnh chính là một thung lũng rộng 2 ha ở trong lòng quần thể di sản thế giới Tràng An – Ninh Bình. Bộ phim “Skull Island” là bộ phim quái vật Mỹ của đạo diễn Jordan Vogt – Roberts. Bộ phim bắt đầu được khởi quay vào ngày 19 tháng 10 năm 2015 tại Hawaii. Để phục vụ cho những cảnh quay quan trọng tại tỉnh Ninh Bình thì trước đó cả đoàn làm phim đã phải xây dựng một phim trường trên một bán đảo nhỏ, nằm cạnh khu vực bến thuyền quần thể di sản thế giới Tràng An để có thể tạo nên cảnh quay đẹp nhất của Việt Nam trong trailer ngay lần đầu tiên.

Phim trường Kong: Skull Island nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình), thể hiện hình ảnh của một làng thổ dân với hàng chục cái lều tre, nứa. Vì sự hấp dẫn của hình ảnh phim trường, ngay từ thời điểm Kong: Skull Island đang quay tại Việt Nam, nhiều người đã đề nghị rằng sau khi đoàn phim rời đi, Ninh Bình nên giữ lại phim trường để phát triển du lịch. Sau khi công chiếu, độ “hot” của Kong vẫn chưa hề giảm sút, bộ phim Kong quay nhiều điểm tại Ninh Bình trong đó có danh thắng Tràng An đẹp tựa chốn bồng lai, điều này đã thu hút rất nhiều du khách đến khám phá vẻ đẹp nơi đây.

Tràng An- Ninh Bình
Bộ phim quay tại Tràng An – Ninh Bình

Khu du lịch sinh thái Đầm Vân Long – Ninh Bình

Với vẻ đẹp tự nhiên nên thơ và hùng vĩ Ninh Bình đã trở thành điểm đến lý tưởng của các đoàn làm phim trong và ngoài nước thời gian gần đây. Đầm Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khu bảo tồn nằm ở phía đông bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Bộ phim “Pan” đã thực hiện một số cảnh quay đẹp của Việt Nam ngay trên đầm Vân Long với những cánh cò trắng muốt. Khán giả Việt xem phim có thể dễ dàng nhận ra ngay những hình ảnh ảnh ruộng lúa xanh biếc với dòng sông uốn lượn bên sườn núi đều là những cảnh đẹp đặc trưng của vùng đất Ninh Bình. Bộ phim “Pan” đã đưa các cảnh đẹp hoang sơ, yên bình của Việt Nam lên màn ảnh rộng thế giới.

Trong phim, non nước Hạ Long, Ninh Bình và Quảng Bình rực rỡ, kỳ bí là cơ hội để quảng bá du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Dưới những kỹ xảo mang tính công nghệ cao của đoàn phim, ta lại thấy một Tràng An càng siêu thực, bồng bềnh cảnh tiên, khiến con người như ngao du vào một thế giới thiên đình huyền bí. Pan được đầu tư 150 triệu USD, là một trong những bộ phim mang màu sắc thần tiên, khiến đông đảo fan háo hức đặc biệt với những cảnh quay tuyệt đẹp ở Đầm Vân Long, Việt Nam.

Đầm Vân Long – Ninh Bình
Bộ phim “Pan & vùng đất Neverland”

Tam Cốc – Bích Động

Tam Cốc – Bích Động được nhiều người biết đến với các danh xưng nổi tiếng như “Nam thiên đệ nhị động” hay “Vịnh Hạ Long trên cạn”, cho thấy rằng đây là địa danh chứa đựng nhiều phong cảnh tuyệt sắc, làm say đắm lòng người. Danh thắng Tràng An – Tam Cốc, được UNESCO xếp hạng Di sản Thế giới. Từ bao đời nay, với vẻ đẹp sắc nước hương trời, Tam Cốc – Bích Động vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn và vô cùng nổi tiếng đối với du khách trong và ngoài nước.

Tam Cốc – Bích Động là bối cảnh chính của phim “Hai cô gái ông chủ vườn thuốc”.

Trong các cảnh quay trong phim có sự xuất hiện của những cảnh đẹp tại Tam Cốc – Bích Động Việt Nam. Những cảnh đẹp của nước ta xuất hiện trong bộ phim sẽ kích thích trí tò mò của người xem tìm đến du lịch, khám phá cảnh đẹp trong phim. Những hình ảnh non nước hữu tình và cảnh núi rừng trùng điệp của vùng đất cố đô đã góp phần tạo nên chất thơ cho mối tình đầy bi kịch giữa An và Ming. Bộ phim ra mắt vào năm 2006 và đã giành nhiều giải thưởng tại Liên hoan phim thế giới Montreal và Toronto và được đánh giá là một trong những phim về đề tài đồng tính hay nhất từ trước tới nay.

Tam Cốc – Bích Động
Bộ phim “Hai cô gái của ông chủ vườn thuốc”

Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh

“Pan và vùng đất Neverland” là một bộ phim điện ảnh nổi tiếng của nước Mỹ được sản xuất năm 2015 của đạo diễn Joe Wright với sự tham dự của rất nhiều diễn viên nổi tiếng như: Levi Miller, Garrett Hedlund, Hugh Jackman, Rooney Mara…
Đoàn phim đã lấy bối cảnh Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh của Việt Nam để thực hiện quay những cảnh quay đẹp của Việt Nam. Những hình ảnh ở Vịnh Hạ Long đã mang thêm tính chất huyền ảo và thần tiên của nhân vật cậu bé Pan tại vùng đất Neverland.

Là dự án phim lớn của Warner Bros, với kinh phí dành cho phim bom tấn nhưng khi đoàn phim thực hiện quay một số cảnh ở Việt Nam, thông tin hoàn toàn được giữ kín cho tới tận khi trailer phim ra mắt với những bối cảnh quen thuộc được tung ra. Và khi phim ra mắt chính thức, khán giả thích thú khi thấy những hình ảnh quen thuộc của Việt Nam xuất hiện trong ‘Pan và vùng đất Neverland’ và không ngừng nói với nhau một cách tự hào: “Cảnh ở Việt Nam đấy!”. Với một bộ phim kỳ ảo và đậm màu sắc cổ tích như ‘Pan và vùng đất Neverland’, những bối cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh ăn khớp một cách kỳ lạ. Hình ảnh của những cánh đồng lúa xanh biếc giữa vùng rừng núi hùng vĩ hay những cảnh đảo đá thơ mộng cùng chiếc thuyền bay trên cao đã gây ấn tượng vô cùng mạnh với nhiều khán giả.

Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh
Bộ phim “Pan và vùng đất Neverland” quay tại Vịnh Hạ Long

Hang Én – Quảng Bình

Đoàn phim “Pan” đã chọn rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam để thực hiện các cảnh quay trong phim. Trong đó phải kể đến cảnh quay trong Hang Én là hang động lớn thứ 3 thế giới ở Quảng Bình. Để có hình ảnh đẹp trong hang thì từ giữa năm 2014, 10 chuyên gia làm phim đã phải đến Hang Én quay định dạng 3D đồng thời chụp ảnh và quay cấu trúc bên trong hang động để về dựng cảnh hậu kỳ cho phim. Sau đó, những diễn viên đã diễn xuất trên nền phông xanh rồi ghép hình lại dựa trên các cảnh quay đẹp tại Hang Én.

Trong ‘Pan và vùng đất Neverland’ sẽ khiến các khán giả choáng ngợp và đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đó chính là hiệu ứng 3D độc đáo và đầy kỳ ảo. Khán giả sẽ được đắm chìm trong thế giới không gian biến đổi liên tục, huyền bí, hoành tráng và đẹp đến từng cen-ti-mét. Bạn có thể nhận ra nơi này qua hình ảnh những hang động kỳ bí, dây leo chằng chịt trong phim. Với khung cảnh tự nhiên bên trong tuyệt đẹp, Hang Én được nhiều đối tác nước ngoài đánh giá là địa điểm lý tưởng để thực hiện những bộ phim viễn tưởng.

Hang Én – Quảng Bình
Bộ phim “Pan và vùng đất Neverland”

Huế

Bộ phim “Đông Dương” là bộ phim có rất nhiều cảnh được quay trên khắp đất nước Việt Nam. Đông Dương là câu chuyện về đất nước, con người Việt Nam thông qua con mắt của bà chủ đồn điền cao su Éliane Devries (Catherine Deneuve). Trong đó rất nhiều cảnh quay trên đất Huế mộng mơ. Đặc biệt, đoàn làm phim “Đông Dương” đã vào tận hậu cung của Kinh thành Huế để thực hiện quay những cảnh về cuộc sống của vua chúa thời phong kiến của nước ta. Đây là đoàn phim nước ngoài đầu tiên được phép vào quay trong cung điện, lăng tẩm ở Hoàng Thành Huế. Thậm chí chính quyền địa phương còn cho phép đoàn làm phim tiến hành dàn dựng cảnh quay trong điện của vua Bảo Đại.

Người ta chọn Kinh thành Huế để quay các bộ phim lịch sử, bởi qua thăng trầm thời gian, kinh thành Huế vẫn là di tích cung đình còn nguyên vẹn nhất Việt Nam, vẫn giữ nguyên được nét thanh bình nhưng quyền quý ấy. Phim quay đẹp tuyệt mọi góc máy bởi đạo diễn cùng đạo diễn hình ảnh khai thác rất tốt những danh thắng của Việt Nam và biến chúng trở nên đẹp lộng lẫy qua góc nhìn của những người ngoại quốc. Khán giả Việt không khỏi cảm động khi chứng kiến hàng loạt cảnh đẹp quê hương thông qua ống kính của người Pháp. Còn với những người nước ngoài chưa từng đặt chân tới Việt Nam, bộ phim chắc chắn là lời mời gọi không thể tốt hơn.

Huế
Bộ phim “Đông Dương” quay tại Huế

Sa Đéc – Đồng Tháp

Đoàn phim “Người Tình” đã có nhiều cảnh quay thực hiện tại miền Tây Nam Bộ với cánh đồng lúa bát ngát và những phiên chợ quê bình dị… hình ảnh đó hiện lên trong bộ phim, người tình thật sống động và nên thơ. Đặc biệt, bộ phim có nhiều cảnh quay ở nhà cổ Huỳnh Thủy Lê – Sa Đéc – Đồng Tháp. Ngôi nhà này được mọi người biết với tên gọi là Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê, ngôi nhà mang tên người cố chủ, ông Huỳnh Thuỷ Lê, một người Việt gốc Hoa giàu có vào những năm đầu thế kỷ 20.

Được xây dựng từ năm 1895, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, bối cảnh chính của phim “Người Tình” nổi tiếng đến nay vẫn là điểm đến yêu thích của nhiều người. Đặc biệt là lượng du khách Pháp đến với Sa Đéc ngày càng đông để khám phá câu chuyện “Người Tình” vang bóng một thời. Từ khi bộ phim Người tình của đạo diễn Jean-Jacques Annaud được công chiếu, những hình ảnh miền Tây Nam bộ những năm 1930 và ngôi nhà mà Huỳnh Thủy Lê từng sinh sống ở Sa Đéc bỗng dưng có một sức hút đặc biệt với du khách nước ngoài. Khoảng 90% cảnh quay bộ phim Người tình được thực hiện tại Việt Nam. Khi được mời cố vấn về văn hóa cho bộ phim, nhà văn Sơn Nam nói với đạo diễn J.J. Annaud: “Hãy cố gắng để 50 năm hoặc 100 năm sau, khi hậu thế muốn biết về mảnh đất Nam bộ giữa hai cuộc chiến tranh, người ta sẽ tìm xem phim của ông”.

Nhà cổ tại Sa Đéc
Bộ phim được quay tại Sa Đéc – Đồng Tháp

Hội An – Đà Nẵng

Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác…Không những mang trên mình nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này, Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Bộ phim “Người Mỹ trầm lặng” được quay trải dài trên khắp đất nước ta. Nó được quay từ Hà Nội, Hội An, Ninh Bình, Đà Nẵng cho đến Sài Gòn vào

Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà văn Anh Graham Greene. Bộ phim là câu chuyện xoay quanh mối tình tay ba giữa Thomas Fowler, Pyle và Phượng. Bộ phim lấy bối cảnh là cuộc chiến tranh Đông Dương đang ở giai đoạn cuối. Đoàn phim đã có những cảnh quay tuyệt vời nhất ở Hà Nội và Hội An. Có một Đà Nẵng – Hội An bình dị nhẹ nhàng mà nồng nàn quyến rũ đến thế, để đôi chân như bị thôi miên mà lên đường.

Hội An – Đà Nẵng
Bộ phim “Người Mỹ trầm lặng”

Sài Gòn

Sài Gòn xưa được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông mang trong mình vẻ đẹp và sự phát triển “rất Tây”, từ kiến trúc cho đến phong thái của người dân nơi đây. Những bức ảnh về Sài Gòn cách đây khoảng nửa thế kỷ vẫn làm cho bao nhiêu trái tim Việt thổn thức vì vẻ đẹp yêu kiều ấy. Một Sài Gòn những năm 50 của thế kỷ trước, với vẻ đẹp trầm mặc hiện lên qua những ánh đèn lồng tại các quán trà, những chiếc xích lô cũ, những phố xá thênh thang… đã được khai thác trong Người Mỹ trầm lặng. Hình ảnh Việt Nam thời chiến khắc họa qua lăng kính của người đạo diễn Phillip Noyce mang hai mặt đối lập. Với một bên Sài Gòn xa hoa, lộng lẫy và bên còn lại là mặt trận Việt Nam với chết chóc, đau thương.

Bộ phim “Người Mỹ trầm lặng” đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Bộ phim đã khiến cả thế giới có cái nhìn đúng đắn về Việt Nam trong một thời kì lửa đạn với rất nhiều cảnh quay đẹp tại Sài Gòn, Việt Nam. Góp phần nên vẻ đẹp đắm say của “Hòn ngọc Viễn Đông”, chắc chắn không thể bỏ qua vẻ đẹp cuốn hút của các quý cô Sài Gòn – Những cô gái mang trong mình phong thái của người con gái đô thị hiện đại, hợp thời và năng động.

Sài Gòn
Bộ phim “Người Mỹ trầm lặng”

Sa Pa

Đất nước Việt Nam đầy những khung cảnh non nước hữu tình trải dài từ bắc đến nam, là miền đất màu mỡ cho những nhà làm phim thỏa sức sáng tạo với những cảnh quay độc đáo, tạo nên khung cảnh thơ mộng như mơ cho các bộ phim. Tác phẩm “Hai cô gái của ông chủ vườn thuốc” của nhà đạo diễn Đới Tư Kiệt được hai nước Pháp và Canada cùng sản xuất. Trong bộ phim có rất nhiều cảnh quay đẹp của Việt Nam như khung cảnh thiên nhiên ở Sa Pa, rừng Cúc Phương, Tam Cốc hay Ba Vì đều hiện lên thật nên thơ. Điều này đã trở thành phông nền hữu tình cho mối tình đầy oan trái của nhân vật chính trong phim.

Sa Pa hấp dẫn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, những cánh rừng hoa đào hoa mận bồng bềnh như mây trắng, hay mùa lúa chín óng vàng trải dài ngút tầm mắt. Trong bộ phim này, vùng núi Tây Bắc hiện lên qua những khung cảnh đẹp như mộng, với núi rừng trùng trùng điệp điệp. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề thổ cẩm, vùng núi Đông Bắc hữu tình hiện lên hùng vĩ và tráng lệ khiến người xem ngỡ ngàng.

SaPa
Bộ phim “Hai cô gái của ông chủ vườn thuốc” có nhiều cảnh quay tại SaPa

Đất nước Việt Nam, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, luôn được các nhà làm phim thế giới dành cho nhiều tình cảm đặc biệt. Họ dùng ống kính, thông qua điểm nhìn của các nhân vật, thể hiện những bối cảnh tuyệt vời, làm cho những bộ phim vốn đã đẹp, càng thêm nhan sắc. Những cảnh quay đẹp tại nước ta xuất hiện trong các bộ phim bom tấn Hollywood đã cơ hội rất lớn cho nước ta quảng bá hình ảnh và thu hút lượng khách du lịch từ nước ngoài. Từ đó đưa nước ta ngày càng phát triển ngành du lịch hơn nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *